Ngày 6/7, đảo quốc Sri Lanka ở Nam Á chính thức tuyên bố phá sản, tình hình kinh tế chính trị ngày càng xấu và bất ổn, với số lượng lớn người biểu tình chiếm dinh tổng thống và phá hoại dinh thủ tướng. Cho đến hôm nay, Tổng thống Rajapaksa đã bỏ chạy khỏi đất nước, trong khi Thủ tướng Rajapaksa (anh trai tổng thống) cho biết ông đã từ chức.
Nhiều người đã nghe nói về Sri Lanka, có thể từ hai khía cạnh. Đầu tiên, đây là một quốc gia du lịch; thứ hai, trong vài năm qua ĐCSTQ đã sử dụng khoản nợ của “Vành đai và Con đường” để buộc Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê cảng Kahambantota, một cảng rất quan trọng trong 99 năm. Đây cũng trở thành một ví dụ điển hình về “bẫy nợ” theo sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.
Chính quyền Sri Lanka và ĐCSTQ trước đây đã nhất trí về nguyên nhân phá sản, cho rằng nguyên nhân không phải do Sáng kiến Vành đai và Con đường của ĐCSTQ, mà vì ngành du lịch đã bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Nikkei, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng nợ hiện tại của Sri Lanka là một lời cảnh báo đối với các chính phủ châu Á khác, và ông tin rằng vấn đề chính của Sri Lanka bắt nguồn từ việc thiếu nguồn dự trữ ngoại tệ để trả cho chủ nợ là Trung Quốc, đây hoàn toàn là kết quả của việc quản lý tiền tệ sai lầm và các chính sách đầu tư không thuận lợi.
Vậy, lý do gì khiến đảo quốc du lịch rơi vào tuyệt lộ? Theo tác giả bài viết, có nhiều lý do để giải thích cho điều này.
Đầu tiên, tất nhiên có lý do cho các khoản nợ nước ngoài của “Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Tổng số tiền gần đây lên tới 50 tỷ USD, nợ của Trung Quốc đứng đầu trong số các khoản nợ nước ngoài của tất cả các nước, chiếm khoảng 10%.
Thứ hai, những nhà cầm quyền của đất nước không tin vào khoa học, không nhìn vào thực tế và cai trị dựa trên sự tưởng tượng hão huyền. Chẳng hạn tổng thống muốn cấm phân bón hóa học và thành lập quốc gia nông nghiệp hữu cơ duy nhất trên thế giới, khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, cuối cùng phải huỷ bỏ, nhưng đã quá muộn.
Ngoài ra, tổng thống thực sự dựa vào việc in tiền để cố gắng giải quyết các vấn đề kinh tế, lập luận rằng miễn là nợ ở trong nước và không chuyển thành nợ nước ngoài, việc phát hành nhiều tiền sẽ không gây ra mối nguy. “Khi có tiền người dân sẽ tiêu dùng, điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế”, nhưng kết quả là khi người dân có tiền thì gián tiếp tăng nhập khẩu và tiêu dùng ngoại hối tăng nhanh.
Thứ ba, các yếu tố bên ngoài, sự gia tăng giá năng lượng và lương thực do cuộc chiến ở Ukraine gây ra đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thứ tư, xảy ra nhiều vụ đánh bom khủng bố và yếu tố dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch của nước này.
Thứ năm, trên thực tế, đây có thể là một trong những lý do quan trọng nhất, đó là người quản lý đất nước này rất kỳ quặc, tổng thống có ba anh em trai, người thứ hai trở thành tổng thống, anh trai là thủ tướng, và em trai là bộ trưởng tài chính. Để nói rằng không có tham nhũng lớn trong đó, dù sao thì điều này cũng khó tin. Và như chúng ta đều biết, chỉ một chính phủ tham nhũng mới tích cực tham gia vào các giao dịch tư nhân không rõ ràng với ĐCSTQ, một hệ thống quan liêu như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại trong việc điều hành đất nước.
Trên thực tế, gia đình Rajapaksa từ lâu đã nắm giữ các chức vụ quan trọng như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng quốc phòng, v.v., đánh đổi quyền lợi nhà nước để kiếm lợi nhuận khổng lồ cho gia đình, chỉ số tham nhũng quốc gia đứng thứ 102 trên thế giới, thậm chí người ta còn đặt biệt danh cho Bộ trưởng Tài chính Basil là “Mr 10%”, vì ông sẽ giữ lại khoản chiết khấu 10% cho bất kỳ khoản tiền nào mà ông xử lý.
Trước sự phẫn nộ của người dân Sri Lanka, các quan chức di dân cho biết hôm 12/7 rằng họ đã chặn em trai của tổng thống, cựu bộ trưởng tài chính Basil Rajapaksa, đáp chuyến bay rời khỏi đất nước.
Từ bên ngoài có thể thấy rằng ĐCSTQ đã quyết định không cứu giúp, bất chấp lợi ích kinh tế to lớn của họ ở Sri Lanka. Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng đó không phải là không cứu giúp mà là thấy rằng không thể cứu được, vì vào cuối tháng 6, ĐCSTQ cũng đã tuyên bố sẽ viện trợ 10.000 tấn gạo đủ để nuôi sống 1,1 triệu học sinh của Sri Lanka trong nửa năm.
Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng một bài báo bênh vực ĐCSTQ, nói rằng chính phủ Sri Lanka đã tỏ ra thất thường về vấn đề Trung Quốc. Trong 20 năm qua, không có ngoại lệ: Khi còn đương chức thì ủng hộ Trung Quốc và thu hút đầu tư của Trung Quốc; Ngay khi gặp rắc rối, ông ta lập tức đổ lỗi cho Trung Quốc, phá bỏ các cây cầu, phản bội lời hứa, thậm chí phá vỡ hợp đồng; một khi rời nhiệm sở, ông ta sẽ gây ồn ào về “cái bẫy nợ của Trung Quốc” để làm hài lòng các quốc gia khác.
Bài báo viết: “Còn Trung Quốc thì sao, chỉ để kẻ đào bẫy hiểu rằng cuối cùng chính mình mới là kẻ bị chôn vùi. Đây không phải là để thấy người chết, mà là để chữa bệnh cứu người. Điều này không chỉ dạy các chính trị gia Sri Lanka cách ứng xử trong quan hệ quốc tế mà còn dạy họ cách cư xử trong quản trị quốc gia. Nếu dùng cấp tiến để quản trị quốc gia, sẽ phải trả giá bằng chủ nghĩa cấp tiến”.
Tác giả bài viết nghĩ rằng việc biện hộ cho sự bất lực của ĐCSTQ như vậy thật đáng cười. Điều này rất giống với cách ĐCSTQ đối xử với Tổng thống mới mãn nhiệm Duterte của Philippines. Khi ông ấy nói một vài lời tốt đẹp mà ĐCSTQ thích nghe, ĐCSTQ bắt đầu vung tiền ra, sau đó ông Duterte quay đầu lại và mắng mỏ ĐCSTQ ở Philippines. Tiếp đó, ông ta lại mềm mỏng và ĐCSTQ sẽ lại vung tiền. Trên thực tế, chỉ có thể nói rằng ĐCSTQ ngu ngốc và tham lam, tại sao phải đổ mồ hôi xương máu của nhân dân cho các chế độ này?
Sri Lanka không phải là quốc gia tham gia “Vành đai và Con đường” duy nhất gặp vấn đề hiện nay, theo phân tích các quốc gia như Zambia, Lebanon và Pakistan cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ.
Trong số đó, Lebanon đã gia nhập “AIIB”, ngân hàng tài trợ chính của “Vành đai và Con đường”, vào tháng 6 năm 2018.
Quốc gia châu Phi Zambia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường, theo thống kê, nợ nước ngoài của quốc gia này lên tới 17,3 tỷ USD. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất, với hơn 6 tỷ USD tài trợ cho các dự án xây dựng lớn bao gồm sân bay, đường cao tốc và đập thủy điện.
Chưa kể Pakistan, nơi được ĐCSTQ gọi là “Đường sắt Pakistan”, “Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan”, một dự án quan trọng của “Vành đai và Con đường”, cũng khiến Pakistan nợ nần chồng chất.
Hiện ba nước đã yêu cầu cộng đồng quốc tế hỗ trợ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hậu quả sẽ như thế nào.
Vậy một khi phá sản, liệu tiền của Trung Quốc có bị lãng phí? Không nghi ngờ gì nữa, một số khoản vay này có thể có các dự án giá trị cao như Cảng Hambantota. Tuy nhiên, hầu hết số tiền cuối cùng sẽ ra đi và không bao giờ quay trở lại, và điều khả dĩ nhất mà ĐCSTQ có thể làm là xóa sạch một số nợ lớn chỉ bằng một nhát bút.
Nhưng tiền khó kiếm được này là tiền của ai?.
T.P