Sự xuất hiện của bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia đã khiến nhiều người e ngại về một lệnh tiêm chủng bắt buộc đối với virus này. Trong tương lai gần, khả năng này liệu có xảy ra hay không?
Đầu năm nay, các ca bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu gia tăng, các cuộc đàm phán về việc chủng ngừa cho căn bệnh này nhanh chóng diễn ra sau đó.
Vào ngày 23/6, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã triệu tập một ủy ban khẩn cấp để thảo luận về đợt bùng phát toàn cầu. Tại thời điểm đó, bệnh đậu mùa khỉ không được xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Hiệu quả và độ an toàn của vắc xin đậu mùa khỉ đến đâu? Liệu chính phủ các nước có thể bắt buộc tiêm chủng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hay không?
Giá trị R0 của bệnh đậu mùa khỉ là gì? Tỷ lệ này tương đối cao ở nam giới đồng tính luyến ái
Tính đến đầu tháng 7, đã có hơn 1.000 trường hợp mắc đậu mùa khỉ được ghi nhận ở Châu Âu, Canada và Hoa Kỳ, trong đó mỗi nước có vài trăm trường hợp.
Đáng chú ý là có nhiều đợt bùng phát đồng thời trên khắp hai châu lục này, nguyên nhân có thể do đột biến virus hoặc do thay đổi môi trường. Và đây là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Bệnh đậu mùa khỉ có hai biến thể chính, bao gồm chủng Trung Phi và chủng Tây Phi.
Kể từ năm 2000, số ca mắc đậu mùa khỉ đã gia tăng. Tuy nhiên, nó không phải là mối quan tâm lớn trong quá khứ vì các đợt bùng phát trước đây có quy mô nhỏ và chủ yếu là bệnh đặc hữu ở Châu Phi.
Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để giải thích lý do tại sao trên nhiều châu lục đột nhiên bùng phát virus này.
Về cơ bản, giá trị R0 là chỉ số về tốc độ lây truyền của virus. Khả năng lây truyền (giá trị R0) của virus đậu mùa khỉ trong quần thể nói chung là khoảng 0.8. Tuy nhiên, ở nam giới đồng tính luyến ái, tỷ lệ này lớn hơn 1, tức có nguy cơ lây truyền cao.
WHO nhấn mạnh rằng virus đậu mùa khỉ lây truyền qua tiếp xúc gần gũi. Không chắc liệu hành vi tình dục giữa nam giới có nguy cơ lây nhiễm cao hơn hay không, nhưng nam giới đồng tính luyến ái thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Hiện tại, người ta vẫn chưa chứng minh được liệu bệnh đậu khỉ có phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hay không.
Phân tích trình tự virus cho thấy, chủng virus đang phổ biến trên nhiều nước hiện tại gần với chủng Tây Phi hơn là chủng Trung Phi.
Là một loại virus DNA, virus đậu mùa khỉ cũng có khả năng đột biến, nhưng tốc độ đột biến của nó chậm hơn virus RNA, chẳng hạn như virus SARS-COV-2. Nói chung, virus đậu mùa khỉ tạo ra một đến hai đột biến mỗi năm.
Tuy nhiên, so sánh virus đậu mùa khỉ hiện tại với virus vào đầu đợt bùng phát năm 2019 cho thấy nó đã tích lũy từ 47 đến 50 đột biến, đây là một hiện tượng khá kỳ lạ.
Liên quan đến sự biến đổi nhanh chóng này, người ta cho rằng tình trạng miễn dịch của người dùng thuốc kháng virus trong thời gian dài có thể khiến virus đậu mùa khỉ không bị đào thải hoàn toàn.
Thay vào đó, virus có thể biến đổi và trở nên thích nghi tốt hơn để lây lan ở người.
Hiện tượng này có thể tương tự với sự xuất hiện của biến thể alpha của virus SARS-COV-2, cũng bắt nguồn từ những người bị suy giảm miễn dịch, những người đã sử dụng thuốc kháng virus dài hạn và điều trị COVID-19 trong vài tháng.
Có khả năng xảy ra tình trạng tiêm chủng bắt buộc hay không?
Trước sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp mắc bệnh đậu mùa ở khỉ, chính phủ Mỹ cũng đã bắt đầu chuẩn bị một chiến lược vắc xin phòng bệnh.
Trong hai năm qua, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, chiến lược tiêm chủng bắt buộc quy mô lớn đầu tiên trên thế giới đã được thực hiện.
Điều này khiến nhiều người lo lắng về khả năng có một lệnh tiêm chủng bắt buộc khác đối với bệnh đậu mùa khỉ.
Chiến lược tiêm chủng toàn cầu hiện chủ yếu dựa vào đánh giá của WHO về việc liệu đợt bùng phát có phải là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng hay không.
Sau Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5/2022, WHO đang sửa đổi định nghĩa của mình về tình trạng khẩn cấp để mở rộng nó.
Các sự kiện như biến đổi khí hậu và kiểm soát súng cũng có thể gộp vào vấn đề sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, WHO đã được trao quyền can thiệp cao hơn, bao gồm cả việc xác định xem một thông tin nhất định có chính xác hay không.
Đây là một yếu tố đáng báo động, bởi vì WHO hiện đang ở vị trí mà ở đó, tổ chức này có thể tuyên bố các vấn đề vốn ít nghiêm trọng là tình trạng khẩn cấp và yêu cầu sự hợp tác từ mọi quốc gia thành viên.
Trong trường hợp này, khả năng chính phủ ban hành lệnh tiêm chủng bắt buộc là rất cao. Hiện tại, đã có nhiều quốc gia mua một lượng lớn vắc xin và thuốc kháng virus để phòng ngừa.
Hoa Kỳ hiện đã đặt hàng 2.5 triệu liều vắc xin Jynneos và hy vọng sẽ phân phối 1.6 triệu liều trong vài tháng tới.
Jynneos là vắc xin đậu mùa thế hệ thứ ba không được phát triển cho virus đậu mùa khỉ, nhưng vẫn cung cấp khả năng bảo vệ chéo chống lại virus này.
Ở một số nơi, khi chính quyền địa phương không dự trữ hoặc mua bất kỳ loại vắc xin Jynneos nào, vắc xin đậu mùa thế hệ thứ hai ACAM2000 có thể được sử dụng.
Tuy nhiên, vắc xin này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn và được chống chỉ định rõ ràng cho phụ nữ mang thai.
Vắc xin Jynneos chống lại bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả như thế nào? Không có dữ liệu lâm sàng về việc vắc xin bảo vệ chống lại dịch bệnh đang diễn ra như thế nào, và người ta biết rất ít về tính an toàn của nó.
Theo trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có ba nhóm được khuyến nghị tiêm vắc xin đậu mùa khỉ.
Họ chủ yếu là những người đã tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cách đây không lâu, và những người không biết tiền sử phơi nhiễm nhưng có một số nguy cơ (chẳng hạn như những người thường xuyên đi hộp đêm).
Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua vết rách trên da và quan hệ tình dục. Đồng thời virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi hoặc miệng.
Cũng có nhiều khả năng nhân viên y tế và nhân viên phòng thí nghiệm trong quá trình chăm sóc bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ sẽ vô tình tiếp xúc với virus.
CDC khuyến cáo nên tiêm vắc xin Jynneos trong vòng bốn ngày kể từ thời điểm tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh để ngăn ngừa virus.
Và nếu vắc xin được tiêm trong vòng 4 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc, nó sẽ không hoàn toàn ngăn ngừa bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng.
Cần có hai liều vắc xin, với khoảng cách giữa hai lần là 4 tuần, để tác dụng miễn dịch tổng thể được kích hoạt mạnh mẽ.
Cần lưu ý rằng vắc xin Jynneos chỉ được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho những người trên 18 tuổi và hiện tại, vắc xin này không thể được sử dụng cho những người dưới 18 tuổi.
Tiêm chủng có phải là cách duy nhất mà chúng ta phải chống lại dịch bệnh không?
Trong đại dịch COVID-19, hiệu quả của vắc xin đã được phóng đại quá mức so với khả năng miễn dịch của chính cơ thể.
Cơ thể con người có nhiều cơ chế bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn bên ngoài.
Nó là hệ thống với khả năng bảo vệ từ da, màng nhầy, khả năng miễn dịch bẩm sinh và các mô tế bào khác nhau. Ngoài ra, gen của chúng ta có nhiều biện pháp bảo vệ chống lại virus, bao gồm cả việc phá hủy chức năng sinh sản của chúng.
Ngược lại, vắc xin là một biện pháp can thiệp nhân tạo duy nhất nhắm vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, bằng cách sử dụng một phần nhỏ của virus để kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra trí nhớ.
Nó có thể tạo ra một số kháng thể chống lại virus trong thời gian ngắn, nhưng nó không phải là một biện pháp bảo vệ toàn diện và lâu dài. Thay vào đó, nó có thể làm đảo lộn sự cân bằng của hệ thống miễn dịch của chính cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay, dường như có một thỏa thuận ngầm trong cộng đồng y tế, rằng vắc xin là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Bất kỳ sự nghi ngờ nào liên quan đến tác dụng phụ của vắc xin đều không được khuyến khích công khai và buộc phải giữ im lặng.
T.P