Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ nên nhớ bài học của thế kỷ trước trên Thái Bình...

TQ nên nhớ bài học của thế kỷ trước trên Thái Bình Dương

Gần một thế kỷ trước, Nhật Bản đã trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế và quân sự. Ở khu vực Thái Bình Dương chỉ có hai đế quốc có tiềm lực quân sự mạnh mẽ là Mỹ và Nhật. Đặc biệt đấy cũng là hai nước có lực lượng hải quân với tàu sân bay, tàu khu trục và hàng trăm chiến đấu cơ có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Trung Quốc thường xuyên có hành động gây hấn trên Biển.

Với tiềm lực kinh tế và quân sự Nhật Bản có khát vọng đòi hỏi thiết lập lại trật tự mới trong khu vực. Lúc đó các quốc gia ven Thái Bình Dương đã là thuộc địa hoặc chịu ảnh hưởng của Mỹ và các cường quốc phương Tây.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là thời cơ để Nhật Bản dùng quân sự thiết lập lại trật tự mới các quốc gia ven biển khi Đông Dương, Philippines, Triều Tiên, Trung Quốc… nhanh chóng bị quân Nhật đánh chiếm và cai trị. Trung Quốc mặc dù là quốc gia to lớn với dân số đông nhất thế giới nhưng cũng bị khuất phục trước sức mạnh của Nhật Bản. Nhật Bản còn có tham vọng và đã chuẩn bị lực lượng để đánh chiếm toàn bộ châu Úc.

Nhưng cuối cùng Nhật Bản đã phải chịu thất bại trước các nước đồng minh đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Không chỉ là nước bại trận với nền kinh tế, quân sự bị tan tác mà còn phải chịu hậu quả nặng nề của hai quả bom nguyên tử của Mỹ. Nhật Bản buộc phải chịu sự giám sát của các nước đồng minh mà trực tiếp là Mỹ.

Nhật Bản buộc phải dựa vào Mỹ để tái thiết lập đất nước, không được phát triển quân đội. Sau nhiều năm nhẫn nại, Nhật Bản đã phát triển trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ.

Trung Quốc cũng nhờ phe đồng minh mà thoát khỏi sự thống trị của Nhật Bản, nhưng lại nhiều năm nội chiến. Quốc dân đảng thất bại phải chạy ra Đài Loan. Đảng Cộng sản Trung Quốc giành quyền lãnh đạo. Từ những năm 50 đến 80 Trung Quốc vẫn là nước kém phát triển vowus nhiều biến cố và nạn đói triền miên. Nhưng ngay từ những ngày đó Trung Quốc vẫn muốn vươn lên, lập lại trật tự ở khu vực Thái Bình Dương. Đến khi trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, có đủ điều kiện để phát triển lực lượng quân đội thì hành động bá quyền của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương ngày càng bộc lộ và quyết liệt.

Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gây hấn với Philippines, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 80% ở Biển Đông. Chỉ trong vòng 10 năm Trung Quốc đã có được 3 tàu sân bay, đội ngũ tàu nổi, tàu ngầm hùng hậu. Mấy năm gần đây Trung Quốc muốn bằng con đường kinh tế để gây ảnh hưởng, thiết lập căn cứ ở các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Đặc biệt Trung Quốc ưu tiên phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa. Trung Quốc đã ngang nhiên gọi tên lửa Đông phong 26 (DF-26) với tầm bắn 4000km là “tên lửa diệt Guam (căn cứ quân sự của Mỹ)” trực tiếp uy hiếp nước Mỹ.

Trung Quốc đã trở thành nước có tiềm lực quân sự to lớn phục vụ cho chiến lược bá quyền trên Thái Bình Dương. Nhưng bài học về Nhật Bản gần một thế kỷ trước vẫn còn đó, nếu gây hấn chắc chắn sẽ thất bại.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới