Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCảnh báo đáng sợ về tương lai toàn cầu

Cảnh báo đáng sợ về tương lai toàn cầu

Một nghiên cứu vừa được trang Nature Climate Change đăng tải cho biết, các hiểm họa từ khí hậu đang làm trầm trọng hơn ở những bệnh truyền nhiễm ở người như sốt rét, dịch tả hay hội chứng Hantavirus phổi (HPS).

Nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu sẽ xuất hiện thêm nhiều dịch bệnh

Từ đó cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng, hạn hán làm trầm trọng hơn nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, như sốt rét, tả…

Nhóm nghiên cứu từ 2 trường ĐH Hawaii và ĐH Wisconsin-Madison (đều ở Mỹ) đã chỉ ra các tác động của hiểm họa thời tiết đến người bệnh. Trong một số trường hợp, những trận mưa như trút nước và lũ lụt đã khiến các mầm bệnh từ muỗi, chuột hay hươu truyền sang người. Khi đại dương ấm lên hay đợt nắng nóng kéo dài đã tác động đến những sinh vật biển. Những món chúng ta ăn từ hải sản cũng gây ra mầm bệnh. Hay hạn hán khiến những con dơi mang virus mầm bệnh truyền sang người.

Các bác sĩ từ lâu đã nhận thấy sự liên quan giữa mầm bệnh và thời tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra chi tiết hơn về ảnh hưởng của khí hậu đối với sức khỏe con người.

“Nếu khí hậu đang thay đổi thì các rủi ro vì những căn bệnh truyền nhiễm đang là thách thức”, đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Jonathan Patz, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết. Những bác sĩ như ông Patz cho biết họ vẫn xem những căn bệnh này như một triệu chứng Trái đất đang bị ốm.

BÌNH LUẬN – QUỐC TẾ
Cảnh báo đáng sợ về tương lai toàn cầu
BẢO TRÂM – 12/08/2022 12:00
Một nghiên cứu vừa được trang Nature Climate Change đăng tải cho biết, các hiểm họa từ khí hậu đang làm trầm trọng hơn ở những bệnh truyền nhiễm ở người như sốt rét, dịch tả hay hội chứng Hantavirus phổi (HPS).

NỘI DUNG QUẢNG CÁO

Nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu sẽ xuất hiện thêm nhiều dịch bệnh
Từ đó cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng, hạn hán làm trầm trọng hơn nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, như sốt rét, tả…

Nhóm nghiên cứu từ 2 trường ĐH Hawaii và ĐH Wisconsin-Madison (đều ở Mỹ) đã chỉ ra các tác động của hiểm họa thời tiết đến người bệnh. Trong một số trường hợp, những trận mưa như trút nước và lũ lụt đã khiến các mầm bệnh từ muỗi, chuột hay hươu truyền sang người. Khi đại dương ấm lên hay đợt nắng nóng kéo dài đã tác động đến những sinh vật biển. Những món chúng ta ăn từ hải sản cũng gây ra mầm bệnh. Hay hạn hán khiến những con dơi mang virus mầm bệnh truyền sang người.

Các bác sĩ từ lâu đã nhận thấy sự liên quan giữa mầm bệnh và thời tiết. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra chi tiết hơn về ảnh hưởng của khí hậu đối với sức khỏe con người.

“Nếu khí hậu đang thay đổi thì các rủi ro vì những căn bệnh truyền nhiễm đang là thách thức”, đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Jonathan Patz, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết. Những bác sĩ như ông Patz cho biết họ vẫn xem những căn bệnh này như một triệu chứng Trái đất đang bị ốm.

“Các phát hiện trong nghiên cứu thật đáng sợ và minh họa rõ ràng về những hậu quả to lớn của biến đổi khí hậu gây ra mầm bệnh ở người. Chúng ta cần phải đưa biến đổi khí hậu trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu và cùng nhau hành động để ngăn chặn thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra”, Tiến sĩ Carlos del Rio, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Emory nói.

Ngoài việc xem xét về các bệnh truyền nhiễm, các nhà nghiên cứu đã mở rộng công cụ tìm kiếm để xem xét tất cả các loại bệnh của con người, bao gồm cả những bệnh lây nhiễm như hen suyễn, dị ứng và thậm chí là vết cắn của động vật để xem xét mức độ liên quan trước biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 286 ca bệnh và trong số đó có 223 ca bệnh đang trở nên tồi tệ hơn do các hiểm họa của thời tiết.

Ông Camilo Mora, nhà phân tích dữ liệu khí hậu tại Đại học Hawaii nói rằng nghiên cứu không phải là phỏng đoán các ca bệnh trong tương lai.

Ông Mora dẫn dắt vào thời điểm cách đây 5 năm, ngôi nhà của ông ở Colombia bị ngập lụt và nước tràn vào phòng khách gây ra nơi sinh sản lý tưởng cho muỗi. Và chính ông Mora đã nhiễm virus Chikungunya từ muỗi nhưng hiện ông vẫn cảm thấy đau khớp sau nhiều năm. Hay trường hợp trong năm 2016 ở Siberia, một con tuần lộc hàng chục năm tuổi chết vì bệnh than được khai quật khi lớp băng tan do hiện tượng ấm lên. Khi một đứa trẻ chạm vào nó đã mắc bệnh than và bắt đầu bùng phát dịch bệnh.

Đến đại dịch Covid-19, ông đã phát hiện ra những trường hợp thời tiết khắc nghiệt làm trầm trọng thêm hoặc cũng có thể giảm khả năng lây nhiễm Covid-19.Trong một số trường hợp, nắng nóng ở những vùng quê nghèo khiến người dân tụ tập lại tắm mát và tiếp xúc gây ra bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên trong các tình huống khác, những trận mưa như trút nước lại có thể làm giảm sự lây lan Covid – 19 vì mọi người ở nhà và trong nhà, tránh xa những người khác.

Chuyên gia về khí hậu và sức khỏe cộng đồng từ Đại học Washington Kristie Ebi cũng cảnh báo lo ngại từ thời tiết cực đoan trong một số nghiên cứu.

“Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kiểu thời tiết thay đổi có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe”, bà nói.

Bà Ebi cho rằng, thực tế đã chứng minh là việc đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên đã dẫn đến thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Aaron Bernstein, quyền Giám đốc của Trung tâm Khí hậu, Sức khỏe và Môi trường Toàn cầu tại Trường Y tế Công cộng Harvard và một số chuyên gia khác cũng nhấn mạnh nghiên cứu là cảnh báo về biến đổi khí hậu và sức khỏe của con người ở hiện tại và tương lai. Đặc biệt là khi sự nóng lên toàn cầu và mất đi môi trường sống đã đẩy động vật và bệnh tật đến gần con người hơn.

“Nghiên cứu được xem như một lời cảnh báo về những gì chúng tôi phát hiện và những mầm bệnh có thể xảy ra. Vì vậy, chúng ta phải tăng cường ý thức ngăn chặn biến đổi khí hậu, tránh xảy ra những đại dịch như Covid-19 trong tương lai”, ông Bernstein nói thêm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới