Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiViệt - Trung tranh giành ảnh hưởng tại Campuchia 

Việt – Trung tranh giành ảnh hưởng tại Campuchia 

Mấy ngày qua, trạm thu phí cho dự án BOT cải tạo quốc lộ 39B Kiến Xương (Thái Bình) liên tục bị người dân phản đối. Các xe nối đuôi nhau qua lại không trả tiền và húc đổ barie. Lý do người dân đưa ra là chủ đầu tư chỉ làm đường 39B mới (còn gọi là đường tránh), nhưng lại lập thêm cả điểm trạm ở quốc lộ 39B cũ.

Nhà đầu tư BOT Kiến Xương muốn bán lại dự án

Ông Vũ Tuấn Anh, Phó giám đốc Công ty cổ phần Tasco Nam Thái, cho biết từ ngày 15/8, chủ đầu tư – Công ty cổ phần Tasco – bắt đầu áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế thất thu phí cho dự án BOT khiến nhiều lái xe, chủ phương tiện phản ứng.

Việc siết chặt thu phí do thời gian qua dự án bị thất thu. Chủ đầu tư chỉ thu được 15-17 triệu đồng mỗi ngày, trong khi có khoảng 7.000 lượt xe qua lại. Phần lớn xe qua trạm nhiều lần trong ngày là của người dân ở huyện Tiền Hải và Kiến Xương đã được miễn phí, đơn vị chỉ thu được số ít khách vãng lai.

Theo đại diện Công ty cổ phần Tasco, từ khi hoạt động (tháng 1/2017 đến năm 2021), doanh thu của dự án chỉ hơn 50 tỷ đồng, đạt 19% so với phương án tài chính. Nhà đầu tư phải bổ sung chi phí để duy trì hoạt động thu phí và trả nợ gốc, trả lãi vay ngân hàng. Đến hết năm 2021, số tiền bổ sung hơn 100 tỷ đồng.

Không còn đủ lực để bố trí thêm vốn trả nợ ngân hàng, hai năm qua Tasco nhiều lần kiến nghị địa phương hỗ trợ dự án theo hợp đồng. Cụ thể, doanh nghiệp đề xuất UBND tỉnh Thái Bình hỗ trợ trả chi phí lãi vay, phần doanh thu bị thiếu hụt, chi phí giải phóng mặt bằng.

Chủ đầu tư đề xuất tỉnh mua lại dự án bằng cách bố trí vốn ngân sách thanh toán toàn bộ chi phí đầu tư của dự án.

Sau khi địa phương mua lại dự án, trạm thu phí BOT sẽ được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương và ổn định về an ninh trật tự.

Ảnh hưởng ở Campuchia: Cạnh tranh Việt – Trung ngày càng gay gắt

Năm 2021, trao đổi mậu dịch giữa Campuchia với Việt Nam đã tăng 75% lên đến 9,3 tỷ đôla, chỉ thua chưa tới 2 tỷ đôla so với trao đổi mậu dịch giữa Campuchia với Trung Quốc. Những con số này đủ để phản ánh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Việt Nam và Trung Quốc để giành ảnh hưởng tại Campuchia.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Campuchia, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5, Campuchia đã xuất khẩu khoảng hơn 1 tỷ đôla hàng hóa sang Việt Nam, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, Việt Nam đã là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai của Campuchia, chỉ sau Hoa Kỳ.

Việt Nam hiện cũng là nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia trong số các nước ASEAN, theo lời thủ tướng Phạm Minh Chính, phát biểu tại một ngôi làng ở tỉnh Tboung Khmum, ngày 20/06.

Tuy nhiên, trên trang mạng The Diplomat của Nhật Bản ngày 29/04 , ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà phân tích tại Đại học Victoria Wellington, nhận định:

“Sự gia tăng thương mại gần đây phản ánh sự hội nhập kinh tế khu vực và mức độ phát triển của Campuchia – Việt Nam, nhưng tôi không nghĩ rằng nó có thể thay đổi tiến trình liên kết hiện tại của Campuchia với Bắc Kinh”. Ông nói thêm rằng, khả năng gia tăng ảnh hưởng của Việt Nam là có, với một số tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, chẳng hạn như tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Campuchia. Nhà phân tích này nhấn mạnh: “Nhưng tôi không tin là Hà Nội có thể thắng thế so với Trung Quốc ở Campuchia.”

Chính trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, báo chí Campuchia đưa tin ngày 08/06, bộ trưởng Quốc Phòng Campuchia Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh, Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Về sự kiện này, trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, ghi nhận:

“Rõ ràng đây là một minh chứng cho thấy Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng ở Campuchia, và sự mở rộng này tác động tiêu cực đến vị thế và an ninh của Việt Nam ít nhiều ở một mức độ nào đó. Trong khoảng 10-15 năm qua, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua các biện pháp kinh tế, và từ các biện pháp đó mở rộng sang cách tiếp cận về chính trị, chiến lược và ngoại giao. Việt Nam mặc dù là quốc gia có ảnh hưởng truyền thống ở Campuchia, đặc biệt dưới thời chính quyền Hun Sen, nhưng trong thời điểm hiện tại, Việt Nam gặp một số bất lợi, đặc biệt là tiềm lực kinh tế của Việt Nam để có thể chi ra để “mua” ảnh hưởng của Campuchia thì không lớn bằng tiềm lực kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc có thể chi rất nhiều tiền thông qua đầu tư, viện trợ, thương mại, để “mua” ảnh hưởng của họ. Việt Nam khó có thể cạnh tranh được về mặt này”.

Song bên cạnh đó, về mặt vị trí địa lý, thì Việt Nam cũng có lợi thế nhất định so với Trung Quốc. Nếu như quan hệ với Việt Nam xấu đi thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, thịnh vượng của Campuchia.

Hơn nữa, Việt Nam trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng tích cực ở Campuchia, thông qua đầu tư, thương mại, viện trợ, giúp hạn chế phần nào ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục tích cực giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là vấn đề cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, hay vấn đề người Việt Nam định cư ở Campuchia. Nếu như những vấn đề này được giải quyết thì tôi nghĩ rằng quan hệ song phương trong thời gian tới sẽ được cải thiện.”

Ngoài ra, theo ông Lê Hồng Hiệp, có một biến số mà chúng ta cũng cần quan sát, đó là trong thời gian tới sẽ có sự chuyển giao quyền lực giữa ông Hun Sen và người được cho là sẽ kế nhiệm ông, đó là con trai Hun Manet.

“Ông Hun Manet từng được đào tạo ở phương Tây, cụ thể là đã từng học tại học viện quốc phòng West Point của Hoa Kỳ. Cho nên, chúng ta cũng cần thời gian để đánh giá xu hướng, tư duy chiến lược của ông. Chúng ta có quyền hy vọng ông Hun Manet sẽ theo đuổi chính sách có phần khác biệt, thể hiện sự cân bằng và sự cẩn trọng lớn hơn trong quan hệ giữa Campuchia với các nước khác, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc.”

Khởi tố cựu kế toán giả chữ ký Trưởng công an huyện để rút tiền ngân sách

Ngày 17/8, Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Huỳnh Nhi, cán bộ kế toán Công an huyện Tân Thạnh để điều tra, làm rõ về tội “Giả mạo trong công tác”.

Theo hồ sơ, giai đoạn 2019-2020, Lê Huỳnh Nhi, cấp bậc thiếu tá, cán bộ Công an huyện Tân Thạnh được giao nhiệm vụ chuyên môn về kế toán.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Nhi đã giả mạo chữ ký của đại tá Phạm Công Bô, Trưởng Công an huyện rồi ký vào 5 giấy rút dự toán ngân sách và 5 bản kê nội dung thanh toán.

Sau khi giả mạo chữ ký thành công, Nhi đóng dấu của Công an huyện Tân Thạnh vào các giấy tờ liên quan rồi đến kho bạc huyện nộp các chứng từ để rút số tiền hơn 905 triệu đồng.

Sau khi hoàn thành các thủ tục rút các giấy dự toán tại kho bạc, Nhi đến ngân hàng nhận tiền, rồi tiếp tục chuyển cho một công ty có trụ sở tại TPHCM. Phát hiện dấu hiệu sai phạm, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra.

Hiện tại, bị can Lê Huỳnh Nhi đã rời khỏi ngành công an. Vụ việc đang tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ.

Kè chống ngập ở Cần Thơ thi công 20 năm vẫn dang dở

Gần 20 km kè sông Cần Thơ tổng đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng xây dựng từ năm 2001 đến nay chưa hoàn thành.

Trong đó, đáng chú ý là dự án dài 5,4 km bắt đầu từ cầu Cái Sơn đến nhà khách số 2, thuộc quận Ninh Kiều, triển khai năm 2016, dự kiến hoàn thành giữa năm 2022. Dự án có vốn đầu tư 750 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới, nhằm chống ngập lụt, bảo vệ vùng lõi trung tâm thành phố.

Tuy nhiên, đến nay tuyến kè còn nhiều đoạn dang dở, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.

Theo Ban quản lý dự án ODA TP Cần Thơ (chủ đầu tư công trình), việc chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng và tái định cư gặp vướng mắc, nhà thầu chưa tập trung đầy đủ thiết bị và nhân lực để thi công, ảnh hưởng Covid-19.

Một đoạn kè tại phường Tân An chưa lắp lan can bảo vệ nhưng không có rào chắn, rất nguy hiểm.

Tương tự, đoạn kè liền kề trên bờ sông Cần Thơ dài gần 5,2 km qua quận Ninh Kiều, Phong Điền và bờ đối diện phía quận Cái Răng cũng đang chậm tiến độ. Công trình có vốn đầu tư ban đầu là 810 tỷ đồng từ nguồn vay vốn ODA của Cơ quan phát triển Pháp và vốn đối ứng của địa phương, được triển khai năm 2020, hoàn thành năm 2021, vốn đầu tư được điều chỉnh tăng thêm 280 tỷ đồng. Công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ làm chủ đầu tư.

Theo chủ đầu tư, hiện có hơn 4 km chiều dài công trình được giao mặt bằng để thi công. Còn 143 trường hợp hộ chưa giao mặt bằng. Trong đó có 11 trường hợp là doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng chưa có chỗ di dời; số còn lại là các hộ dân đang chờ bố trí tái định cư.

Đoạn kè Xóm Chài nằm ở phía bờ quận Cái Răng năm 2001 được khởi công. Dự án có vốn đầu tư 171 tỷ đồng, gồm tuyến kè dài 2,3 km, 5 cầu tàu, đường thông sau kè, hệ thống chiếu sáng công cộng và 10,4 ha công viên cây xanh, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2003. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn chưa hoàn thành.

Duy nhất đoạn kè dài 4,78 km bắt đầu từ khu vực cầu Cái Răng đến cầu Quang Trung thuộc địa bàn quận Cái Răng hoàn chỉnh, phát huy tác dụng. Công trình có vốn đầu tư 700 tỷ đồng, khởi công năm 2010 hoàn thành sau 4 năm thi công.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới