Tuesday, October 1, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTham vọng vươn ra toàn cầu của người giàu nhất Việt Nam

Tham vọng vươn ra toàn cầu của người giàu nhất Việt Nam

Nhấn mạnh tinh thần “nói thẳng, nói thật”, Chính phủ lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý, những đơn vị sử dụng nhiều lao động nhất tại hội nghị về phát triển thị trường lao động sáng 20/8.

Thủ tướng giao Bộ Lao động sớm trình văn bản về phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nhân lực

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường lao động thời gian tới, Thủ tướng cơ bản nhất trí với báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH.

Ông lưu ý trước hết việc nâng cao nhận thức về thị trường lao động. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục nghề nghiệp và lưới an sinh xã hội…

Thứ hai, hướng thị trường theo tiêu chí hiện đại với hệ thống quản trị sao để mỗi người lao động từ khi tham gia đến khi rời thị trường lao động được quản trị minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho tham gia các hoạt động giao dịch việc làm, tiếp cận thông tin về thị trường lao động việc làm; để doanh nghiệp dễ tiếp cận cung lao động, nâng cao chất lượng lao động, cơ sở đào tạo có chiến lược, kế hoạch đào tạo, cung ứng kịp thời và sát với nhu cầu thực tiễn.

Thứ ba, chú trọng đầu tư cả về cơ chế chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ địa phương cấp tỉnh, cấp vùng tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau. Hệ thống thông tin và dự báo hướng tới đối tượng người sử dụng là các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, doanh nghiệp và nhất là người lao động. Nhiều chỉ số của thị trường lao động như tỷ lệ người có/thiếu việc làm, tỷ lệ tạo việc làm mới, theo Thủ tướng, là dữ liệu quan trọng để đánh giá tình hình nền kinh tế cũng như để dự bảo có tương lai.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng chính sách việc làm chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường, đa dạng hoá các nguồn tín dụng để thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, việc làm cho chuyển đổi số, chuyển đổi nang lượng, việc làm cho đối tượng yếu thế.

Thứ năm, cần quan tâm tới việc dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo có cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc; có cơ chế khuyến khích hỗ trợ dịch chuyển lao động, hỗ trợ các địa bàn còn yếu kém; đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế kết nối cung cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.

Thủ tướng đánh giá, việc này Việt Nam đang đi đúng hướng, đầu tư hạ tầng để tạo không gian phát triển mới, để người dân địa phương có cơ hội công ăn việc làm, để giữ chân người lao động tại chỗ, giảm tình trạng di cư thiếu kiểm soát. Ông cũng nhắc đến chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội đang được triển khai như là một giải pháp hỗ trợ người lao động.

Thứ sáu, đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ bảy, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16 và Quyết định số 522 của Thủ tướng Chính phủ về công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động.

Thủ tướng lưu ý thực trạng thiếu hụt cả kỹ năng nghề và kỹ năng sống của lực lượng lao động trẻ hiện nay. Chủ tương của Chính phủ, theo Thủ tướng, không tiếc tiền với việc đầu tư đào tạo, trong đó có đào tạo nghề nghiệp.

Thứ tám, rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ chín, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động. Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.

Chốt lại, Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH, sau hội nghị hôm nay, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành, với các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến của các đại biểu dự Hội nghị; nghiên cứu, tham mưu, sớm trình Thủ tướng một văn bản, có thể là một Chỉ thị hoặc Nghị quyết về tập trung nguồn lực để phát triển thị trường lao động và nâng cao chất lượng nhân lực nhằm phục hồi nhanh kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới