Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ- Trung đang sử dụng “quân bài Đài Loan” để kiềm chế...

Mỹ- Trung đang sử dụng “quân bài Đài Loan” để kiềm chế lẫn nhau

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, những năm 50 của thế kỷ xx một số nước ở trong tình trạng bị chia cắt. Nước Đức bị chia làm hai, Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa liên bang Đức (Đông và Tây). Triều Tiên bị chia làm hai (Bắc và Nam), Việt Nam cũng bị chia hai Nam và Bắc. Trung Quốc chia làm hai; Đại Lục và Đài Loan.

Cho đến nay Việt Nam đã trở thành nước thống nhất (Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Sau hai mươi năm chiến thắng trường kỳ. Nước Đức cũng đã thống nhất trong hòa bình sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan rã. Triều Tiên cho đến nay vẫn còn bị chia cắt thành hai nước và chưa thực sự có hòa bình. Trung Quốc dù luôn tuyên bố “một Trung Quốc” luôn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc và ép các nước muốn quan hệ với Trung Quốc buộc phải chấp nhận yêu cầu nêu trên của Bắc Kinh.

Vì sao hơn bẩy mươi năm qua, nhất là khi đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới với quân đội hùng hậu và luôn tuyên bố sẵn sàng dùng quân sự để thôn tính Đài Loan nhưng Trung Quốc đến nay vẫn chưa thể ra tay.

Những năm bốn mươi Trung Quốc là một quốc gia thống nhất, Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng. Năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh chiếm Đại Lục lập nên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Quốc dân đảng buộc phải chạy ra Đài Loan và thành lập quốc gia riêng, được Mỹ và nhiều nước thừa nhận, Đài Loan trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.

Morning post cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố; Chính phủ Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác theo sáng kiến “Vành đai, con đường” với 149 quốc gia, 32 tổ chức quốc tế tính đến ngày 4/7 với tổng cộng 3000 dự án, tổng số vốn đầu tư gần 1000 tỷ USD.

Trung tâm phát triển và tài chính xanh thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải cũng cho biết Trung Quốc đã rót 932 tỷ USD cho BRI, trong đó có 561 tỷ USD dành cho các hợp đồng xây dựng, còn gọi là vốn đầu tư khác.

Tuy nhiên, gần đây ngày càng có nhiều nước đã phải ngừng hoặc hủy dự án BRI vì lo ngại đội giá, tham nhũng và nợ nần kéo dài. Điển hình là Malaysia đã phải hủy các dự án giá trị 11,58 tỷ USD và Bolivia hủy dự án 1 tỷ USD. Còn Philipines thì than phiền rằng Trung Quốc hứa nhiều nhưng rót vốn không được bao nhiêu.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thì gọi sáng kiến “Vành đai, con đường” là Ngoại giao bẫy nợ của Bắc Kinh. Đại học William và Mary (Mỹ) sau 4 năm nghiên cứu đã công bố là BRI của Trung Quốc đã khiến cho hơn 100 quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình mắc nợ lên đến 385 tỷ USD. Cũng chính vì cho Trung Quốc đầu tư vào hạ tầng mà lâm vào gánh nặng nợ nần đã buộc chính phủ Sri Lanka đã phải bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc với thời hạn 99 năm bắt đầu từ năm 2017.

Dù gặp nhiều trắc trở nhưng BRI cũng đã đạt được nhiều kết quả và Tập Cận Bình đang thúc đẩy đầu tư thêm nguồn vốn để định sáng kiến của mình, chuẩn bị cho nhiệm kỳ, lãnh đạo thứ ba.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới