Một quan chức Mỹ cho biết tàu tuần duyên nước này không thể cập cảng vào Quần đảo Solomon để tiếp nhiên liệu và tiếp tế hàng thiết yếu vì chính quyền quốc đảo không phản hồi yêu cầu của họ.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng một tàu tuần duyên Hoa Kỳ không thể vào quần đảo Solomon để neo đậu thường xuyên vì chính phủ đã không trả lời yêu cầu neo đậu của con tàu.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cho biết tàu tuần tra USCGC Oliver Henry đã không được cấp phép nhập cảnh vào thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon khi đang làm nhiệm vụ tuần tra chống đánh bắt cá bất hợp pháp ở Nam Thái Bình Dương.
Bà Kristin Kam, nhân viên phụ trách công vụ của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ tại Hawaii, cho biết con tàu được lên kế hoạch cho một chuyến ghé cảng hậu cần như thường lệ ở Quần đảo Solomon.
Bà Kristin Kam cho biết trong một tuyên bố qua email: “Chính phủ Quần đảo Solomon đã không trả lời yêu cầu ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ để tiếp nhiên liệu và tiếp tế cho con tàu ở Honiara”.
Bà nói thêm: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang liên lạc với chính phủ Quần đảo Solomon và hy vọng rằng tất cả các tàu Mỹ sẽ được phép cập cảng trong tương lai”.
Quan chức này cho biết, sau khi bị từ chối, tàu của Mỹ phải chuyển hướng sang Papua New Guinea.
Chính phủ Quần đảo Solomon đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Hải quân Anh từ chối bình luận về thông tin trên mạng xã hội rằng, tàu tuần tra HMS Spey của họ khi tham gia hoạt động giám sát Operation Island Chief trong vùng đặc quyền kinh tế của Fiji, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Vanuata cũng bị Quần đảo Solomon từ chối cho cập cảng.
Người phát ngôn của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết: “Chương trình của các tàu đang được xem xét liên tục và chúng thường xuyên thay đổi. Vì lý do an ninh, chúng tôi không thảo luận chi tiết về vấn đề này”.
Trước đó, chính phủ Solomon và Trung Quốc đã loại trừ khả năng xây dựng một căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo mặc dù một bản dự thảo bị rò rỉ cho thấy thỏa thuận an ninh hai nước sẽ cho phép Hải quân Trung Quốc cập cảng và tiếp liệu. Bắc Kinh cũng có thể triển khai “các lực lượng thích hợp” để bảo vệ nhân viên cùng dự án của nước này ở Quần đảo Solomon.
Hiện chưa rõ tàu cảnh sát biển Mỹ có liên quan đến thỏa thuận đó hay không.
Mỹ và các đồng minh nhiều lần bày tỏ lo ngại hiệp ước có thể làm đảo lộn các thỏa thuận an ninh khu vực và tạo chỗ đứng quân sự cho Bắc Kinh ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc khi nhấn mạnh rằng hiệp ước với Quần đảo Solomon chỉ tập trung vào chính sách trong nước, đồng thời chỉ trích phương Tây can thiệp tới chủ quyền của quốc đảo.
Chính phủ Solomon và Bắc Kinh phủ nhận thông tin rằng sẽ có một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Solomon, dù dự thảo thoả thuận rò rỉ trước đó cho thấy hải quân Trung Quốc sẽ được phép cập cảng và tái nạp ở Solomon.
Cơ quan nghề cá của Diễn đàn quần đảo Solomon – khối gồm 17 quốc đảo Thái Bình Dương – có một trung tâm giám sát hàng hải đặt ở Honiara và tổ chức hoạt động giám sát chống đánh bắt trái phép thường niên với sự hỗ trợ của Úc, Mỹ, New Zealand và Pháp.
Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (25/8), Hải quân Anh cho biết trên tàu tuần tra HMS Spey có các sĩ quan hải quân Fiji, làm việc với các máy bay tuần tra hàng hải tầm xa từ Úc và New Zealand và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ để thu thập thông tin cho Cơ quan Thủy sản Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.
Tuyên bố cho biết họ đã tiến hành kiểm tra các tàu đáng ngờ tại cảng và cả tàu trên biển.
T.P