Sunday, November 24, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiVì sao vốn đầu tư FDI của VIỆT NAM tăng

Vì sao vốn đầu tư FDI của VIỆT NAM tăng

Boeing đang đẩy mạnh kết nối với các nhà cung ứng, các trường đại học tại Việt Nam, giống như Samsung hay Intel, để thiết lập các nền tảng cho sự phát triển lâu dài. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ đang nỗ lực đẩy mạnh từng ngày.

Boeing mong muốn hợp tác với Việt Nam phát triển công nghệ hàng không


Nhiều dự báo công bố gần đây cho thấy, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam sẽ là quốc gia cần nhiều máy bay nhất trong khu vực Đông Nam Á. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam, Boeing không chỉ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại mà còn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, nâng cao năng lực ngành hàng không vũ trụ của Việt Nam lên tiêu chuẩn quốc tế. Đại diện phía Boeing cho biết, việc tăng cường hợp tác với các nhà cung ứng Việt Nam và nâng cao kỹ năng người lao động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Việt Nam sẽ giúp Boeing nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, chuỗi cung ứng bị đứt gãy như hiện nay.

Bên cạnh Boeing, có thể kể đến những thương hiệu nổi tiếng như: LG đầu tư thêm 1,4 tỷ USD tại Hải Phòng, tập đoàn LEGO đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại Bình Dương, các tập đoàn lớn như Samsung, Nike, Pandora… tiếp tục cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam cũng nhờ vậy mà ghi nhận tăng trưởng 7 tháng liên tiếp. Cùng với đó, thị trường lao động cũng trên đà phục hồi mạnh mẽ sau thiệt hại của thời gian dịch bệnh kéo dài. Việt Nam theo đà đó tiếp tục trở thành “điểm sáng” thu hút các doanh nghiệp FDI lớn.

Để có được thành tựu ngày hôm nay, không thể không ghi nhận những nỗ lực và chính sách đúng đắn của các cơ quan Chính phủ. Khi ý thức được Việt Nam vẫn đang có điểm nghẽn về thủ tục pháp lý, các văn bản pháp luật còn dư thừa và chồng chéo gây ra bất lợi cho nhà đầu tư, Chính phủ đã từng bước tiến hành thực hiện đưa công nghệ số vào lao động và sản xuất. Nhờ vậy, các thủ tục hành chính được rút gọn, dữ liệu cũng được lưu trữ nhanh và chính xác trên hệ thống máy tính, hỗ trợ rất cho hoạt động hợp tác kinh doanh được tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Một yếu điểm lớn nữa của Việt nam là cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển đồng đều, hệ thống giao thông còn chưa đảm bảo gây ra chi phí cho logistics tăng cao. Để giảm thiểu bất lợi này, những chính sách hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông liên tỉnh, liên thành phố, nối dài từ các khu cảng, khu công nghiệp tới tận sân bay hay cửa khẩu đã được Nhà nước không ngần ngại chi ngân sách để đầu tư. Việc này không chỉ có ý nghĩa tăng chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn tạo ra chuỗi cung ứng nhanh chóng, tiện lợi, hỗ trợ tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu. Đây cũng là một trong số những nỗ lực để bình ổn giá hàng hoá trong nước, tăng sức mua của người dân giúp nhà đầu tư thấy được tiềm năng khách hàng phong phú ở Việt Nam.

Bên cạnh những khiếm khuyết đang khắc phục, Việt nam có một ưu điểm rất lớn là nguồn lao động dồi dào, chất xám cao nhưng giá cả vẫn rất phải chăng. Nhìn nhận được lợi thế này, Chính phủ rất nỗ lực để phát huy nó bằng cách liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động. Cụ thể có thể kế đến, hỗ trợ nhân công tìm chỗ ở và hỗ trợ tiền thuê trọ cho lực lượng này trong thời điểm trong dịch và sau dịch. Số tiền đó tuy không nhiều nhưng lại có ý nghĩa tinh thần rất lớn với người dân, giúp họ có tinh thần lao động trong thời buổi kinh tế khó khăn và thêm vững tin vào các chính sách của Chính phủ. Trình độ lao động Việt Nam cũng đang được nâng cao từng ngày nhờ vào sự giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, công nghệ với các doanh nghiệp đa quốc gia ngày cảng phổ biến. Người lao động cũng vì vậy mà được nâng cao tay nghề, hạn chế được những công việc nguy hiểm đến sức khoẻ nhưng thù lao lại không cao.

Việt Nam hiện đã vượt qua rất tốt sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra và được coi là một trung tâm sản xuất chủ chốt và đang phát triển. Nếu chính phủ tiếp tục thực hiện các hiệp định thương mại tự do trên khắp thế giới và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông cũng như thông tin liên lạc, vị thế của Việt Nam là một “trung tâm sản xuất đang lên” sẽ ngày càng được củng cố.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới