Năm 2002, Đại hội 16 của ĐCSTQ bị hoãn lại đến tháng 11 do Giang Trạch Dân dùng thế lực của mình để làm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, đồng thời thay đổi số vị Thường Uỷ từ 7 thành 9.
Đến năm 2012, Đại hội 18 cũng bị hoãn đến tháng 11 do liên quan đến băng nhóm đảo chính Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, nên cần thời gian sắp xếp nhân sự vào những vị trí còn trống.
Nếu không phải liên quan đến những vấn đề hóc búa về nhân sự hoặc phân chia quyền lực thì thông thường Đại hội đảng sẽ tổ chức vào tháng 10. Do đó nếu Đại hội tổ chức đúng thời hạn, thì các ‘phe’ đã đạt được thoả hiệp về sắp xếp ‘nhân mã’.
Ngày 31/8, tờ Wall Street Journal đưa tin: ĐCSTQ dự định tổ chức Đại hội 20 vào ngày 16/10, đúng theo quy định thông thường.
Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 31/8, từ thời gian Đại hội 20 được xác định, Giáo sư Chương Thiên Lượng nhìn nhận Tập Cận Bình sẽ tái đắc cử, đồng thời ‘phản biện’ 7 phân tích của Reuters về cục diện chính trị sau Đại hội 20 như sau.
Vai trò của Tập Cận Bình có thay đổi?
Reuters phân tích: việc thay đổi vai trò (chức vụ) của Tập Cận Bình rất khó xảy ra. Tập Cận Bình hiện đang nắm giữ 3 vị trí là: Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương và Chủ tịch nước. Dự kiến 2 chức danh đầu là Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân uỷ Trung ương sẽ được giữ lại ở Đại hội 20, vì đây là chức vụ trong đảng. Khi Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc diễn ra vào tháng 3 năm sau, Tập Cận Bình sẽ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch nước.
Giáo sư Chương cũng nhìn nhận như vậy, bởi vì bất ‘danh hàm’ (chức vụ) nào mất đi sẽ cản trở việc tập trung quyền lực của Tập Cận Bình. Ông Tập vẫn nắm chắc Quân đội và Công an, hạn chế duy nhất là chức vụ Chủ tịch nước, bởi vì hiến pháp quy định không thể làm quá 2 nhiệm kỳ. Nhưng Tập Cận Bình thông qua sửa đổi hiến pháp, đã hợp pháp hoá việc tái đắc cử nhiệm kỳ 3 chức vụ Chủ tịch nước.
Là người am hiểu chính trường Trung Quốc, Giáo sư Chương nói rằng Chủ tịch nước vị trí ‘hư danh’, tương đương với chức vụ mang tính tượng trưng của quốc gia, chứ không nắm thực quyền; bởi vì công việc hành chính thường ngày là do Thủ tướng Chính phủ phụ trách. Nhưng vì sao ông Tập vẫn không bỏ vị trí đó?
Ở đây có một vấn đề, năm xưa vì cớ gì mà Đặng Tiểu Bình đem 2 chức vụ Chủ tịch nước và Tổng Bí thư đặt lên thân một người?
Chúng ta biết rằng, Chủ tịch Quân uỷ và Tổng Bí thư là chức vụ trong đảng, nếu Tổng Bí thư ra thăm nước ngoài, ông không có cách nào đi thăm nước ngoài với tư cách một nguyên thủ quốc gia.
Ví như với tư cách Tổng Bí thư của một đảng, người ấy đến thăm Hoa Kỳ chỉ có thể gặp Chủ tịch Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng hoà hoặc Đảng Dân chủ, chứ không cách nào gặp được tổng thống do chức vụ không tương xứng. Cho nên phải cho Tổng Bí thư thêm ‘danh hàm’ Chủ tịch nước, như thế ra thăm nước ngoài mới ‘chính danh’.
Nếu Tập Cận Bình tái đắc cử làm Chủ tịch nước lại không có chức vị Tổng Bí thư, thì chức vị Chủ tịch nước của ông bị ‘hư không hoá’ (không có thực quyền). Từ sau thời Đặng Tiểu Bình, hai chức vụ Chủ tịch nước và Tổng Bí thư không thể phân khai.
Do đó ngay cả chức vị hư không là Chủ tịch nước mà Tập Cận Bình cũng không muốn bỏ, thì ông không thể bỏ chức danh Tổng Bí thư mang thực quyền.
Tập Cận Bình sẽ làm Chủ tịch đảng như Mao Trạch Đông?
Reuters phân tích rằng, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Tập Cận Bình sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch đảng.
Kỳ thực Giáo sư Chương cũng không dám chắc 100% vấn đề này. Giáo sư Chương đánh giá khả năng Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư là 60%, còn khả năng Tập Cận Bình đảm nhiệm chức Chủ tịch đảng là 40%.
Theo quy định nội bộ của ĐCSTQ, việc đảm nhiệm chức Tổng Bí thư cũng không được quá 2 nhiệm kỳ. Năm 2006, Văn phòng Trung ương đã phát đi một văn kiện đề xuất rằng: thành viên lãnh đạo chính trị của Trung ương ĐCSTQ, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc vụ viện, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (nói cho dễ hiểu là: Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện và Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân) đều không được đảm nhiệm một chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.
Theo cách nói trên, Tập Cận Bình đã làm Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ nên không thể làm tiếp chức vụ Tổng Bí thư.
Nhưng Giáo sư Chương cho rằng, Tập Cận Bình có thể ‘lờ đi’ quy định này. Bởi vì đây không phải quy định trong hiến chương của đảng, chỉ là quy định của Văn phòng Trung ương mà thôi. Tập Cận Bình có thể lờ đi, căn bản là không quan tâm quy định này.
Vì sao Giáo sư Chương nói như vậy? Bởi vì trong những bài phân tích trước, Giáo sư Chương từng nói rằng: Tập Cận Bình để Vương Tiểu Hồng làm Bộ trưởng Bộ Công an kiêm nhiệm Phó Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật; đây là sắp xếp nhân sự vô cùng kỳ quái.
Giáo sư Chương giải thích, chức vụ hành chính của Vương Tiểu Hồng là Bộ trưởng Công an, tương đương với cán bộ cấp tỉnh. Cán bộ cấp tỉnh thấp hơn cán bộ cấp Phó quốc gia. Vương Tiểu Hồng (cán bộ cấp tỉnh) lại là cấp trên của cán bộ cấp Phó quốc gia – Viện trưởng Toà án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao. Đây là điều kỳ lạ thứ nhất.
Điều kỳ lạ thứ hai, về chức vụ trong đảng thì Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật cao hơn Uỷ viên Uỷ ban Chính trị và Pháp luật. Vương Tiểu Hồng – Phó Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, chức vụ cao hơn Viện trưởng Toà án Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao – Uỷ viên Uỷ ban Chính trị và Pháp luật.
Nói một cách đơn giản: chức vụ hành chính của Vương Tiểu Hồng thấp hơn 2 viện trưởng kia, nhưng lại làm lãnh đạo; còn chức vụ trong đảng của Vương Tiểu Hồng lại cao hơn 2 vị Viện trưởng kia. Đây là sự sắp xếp khá hỗn loạn.
Từ an bài này thấy rằng, Tập Cận Bình sắp xếp nhân sự không theo quy luật. Giáo sư Chương dự đoán rằng: Quách Thanh Côn sẽ không làm tiếp vị trí Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, còn Vương Tiểu Hồng sẽ tiến vào Bộ Chính trị ở Đại hội 20. Một khi Vương Tiểu Hồng tiến vào Bộ Chính trị, ông ấy sẽ trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó thành cán bộ cấp Phó quốc gia, sẽ lấy thân phận cán bộ cấp Phó Quốc gia để đảm nhiệm vị trí Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật.
Còn một tin tức khác nói về sự sắp xếp nhân sự kỳ lạ của Tập Cận Bình nhằm thanh tẩy hệ thống Chính trị và Pháp luật.
Ngày 29/8, tờ ‘Tinh đảo nhật báo’ (星島日報 – Sing Tao Daily) dẫn 2 nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ rằng: Ưng Dũng (應勇), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Bắc, đã đến Viện Kiểm sát tối cao nhậm chức vào ngày 20/8, hơn nữa tên ông lại xếp trước Đồng Kiến Minh – Phó Bí thư đảng uỷ, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát.
Điều này nghĩa là, trong Hội nghị Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân từ ngày 30/8 đến 2/9, Ưng Dũng có thể được làm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao. Đến tháng 3 năm sau có thể được thăng chức Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao và cán bộ cấp Phó Quốc gia.
Việc nhậm chức của Ưng Dũng rất bất ngờ. Ban đầu ông làm Thị trưởng Thượng Hải, sau khi viêm phổi Vũ Hán bùng phát, ông chuyển đến Hồ Bắc làm Bí thư Tỉnh uỷ. Thời gian trước, Ưng Dũng đột nhiên nói rằng mình đã đến tuổi, đến lúc sắp 65 tuổi, ông sẽ làm một chức nhàn rỗi ở Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc. Khi đó mọi người cảm thấy sự nghiệp của Ưng Dũng đã đến hồi kết.
Nhưng nếu tin tức từ ‘Tinh đảo nhật báo’ là đáng tin cậy, thì đây là sự trở lại của Ưng Dũng; đúng lúc sắp nghỉ hưu đột nhiên lại thăng cấp, từ cấp tỉnh, cấp bộ lên cấp Phó Quốc gia, đảm nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao.
Giáo sư Chương thấy rằng, Tập Cận Bình đang thanh tẩy (làm sạch) hệ thống Chính trị và Pháp luật, ngoài việc Vương Tiểu Hồng được tín nhiệm làm Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, thì Ưng Dũng còn tiến vào hệ thống Chính trị và Pháp luật, để giúp Tập Cận Bình nắm chắc ‘gậy trừng phạt’.
Từ những sắp xếp này thấy rằng, Tập Cận Bình xác thực không chịu hạn chế của những quy định ĐCSTQ, ông muốn đề bạt ai thì người đó tiến vào, đây là tiêu chí cho thấy ông Tập đang nắm đại quyền.
Lý Khắc Cường sẽ rút lui?
Reuters cho rằng Lý Khắc Cường sẽ không rút lui, ông ấy có thể chuyển sang làm Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, lý do là ông ấy mới 67 tuổi. Nhưng Giáo sư Chương cho rằng, khả năng Lý Khắc Cường rút lui là hơn 60%.
Thứ nhất, Lý Khắc Cường không hợp Tập Cận Bình. Tập Cận Bình từng khiến Lý Khắc Cường thấy xấu hổ thông qua Lưu Hạc. Đó là vào thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán, có một đại hội mở ra để chúc mừng Tập Cận Bình ‘đích thân chỉ huy, đích thân bố trí’ chống dịch thành công.
Khi Lưu Hạc đọc tên Tập Cận Bình, Tập Cận Bình đứng lên nhận vỗ tay từ mọi người. Khi Lưu Hạc đọc tên Lý Khắc Cường, Lý Khắc Cường cũng đứng lên chờ mọi người vỗ tay, nhưng ngay khi vừa đứng lên thì Lưu Hạc lại đọc tiếp. Điều này làm Lý Khắc Cường bối rối. Giáo sư Chương đánh giá sự việc được sắp đặt trước để làm Lý Khắc Cường xấu hổ.
Thứ hai, hiện nay đang lộ tin đồn ‘Lý thăng, Tập hạ’ (Lý Khắc Cường đang lên, Tập Cận Bình đang xuống). Nếu Tập Cận Bình không thích Lý Khắc Cường, lại nghe tin đồn Lý Khắc Cường sẽ thay thế mình, thì ông Tập sẽ không cho Lý Khắc Cường tiếp tục làm Thường Uỷ, ông Lý cũng không có hy vọng chuyển về Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc để làm một chức vụ nhàn hạ.
Khi mối quan hệ giữa Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình không tốt, thì phương thức bảo vệ bản thân tốt nhất là rút lui, lấy sự rút lui của mình làm cái giá để cài người của Đoàn phái, để tiếp tục chính sách và cung cấp sự bảo hộ cho chính mình. Giáo sư Chương cho rằng, khả năng Lý Khắc Cường xuống để Hồ Xuân Hoa lên làm Thủ tướng là cao nhất.
Ai sẽ làm Thủ tướng Chính phủ?
Reuters cho rằng có 3 ứng viên gồm:
Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân – Uông Dương, 67 tuổi.
Phó Thủ tướng – Hồ Xuân Hoa, 59 tuổi.
Bí thư Thành uỷ Trùng Khánh – Trần Mẫn Nhĩ, 61 tuổi.
Giáo sư Chương cho rằng, trong 3 người thì loại Trần Mẫn Nhĩ ra đầu tiên, bởi vì ông ấy chưa từng làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, nên việc ông ấy chỉ tiến một bước mà lên làm Thủ tướng là điều không thể. Giữa Uông Dương và Hồ Xuân Hoa, từ tình huống hiện tại mà xét, Uông Dương mời Hồ Xuân Hoa đến Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân để bàn luận về kinh tế, đây là điều rất kỳ lạ. Do đó khả năng Hồ Xuân Hoa làm Thủ tướng là vô cùng cao.
Xem thêm khả năng làm Thủ tướng của Hồ Xuân Hoa cao hơn Uông Dương: Tập Cận Bình và các ‘phe’ đã sắp xếp nhân sự cho Đại hội 20?
Số Thường Uỷ có mở rộng thành 9 người?
Reuters cho rằng sẽ không mở rộng, số Thường Uỷ vẫn là 7 người.
Giáo sư Chương cũng cho là như thế, bởi vì người càng chuyên chế, càng không muốn số vị Thường Uỷ quá đông, sợ rằng họ sẽ can nhiễu cách nghĩ của mình. Nếu là 9 người, Tập Cận Bình sẽ phân chia quyền lực một lần nữa, đây là điều ông Tập không muốn, hơn nữa ông ấy cũng không có thêm một ứng viên thật sự phù hợp để làm Thường Uỷ.
Vốn dĩ Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật làm Thường Uỷ Bộ Chính trị, nếu Vương Tiểu Hồng từ cán bộ cấp tỉnh một bước lên cán bộ cấp quốc gia, sau đó tiến nhập vào Thường Uỷ Bộ Chính trị, thì đây cũng là điều không tưởng. Điều này phá vỡ thông lệ rất lớn, hơn nữa cũng không cần phá vỡ như vậy. Do đó Giáo sư Chương cho rằng, khả năng mở rộng số Thường Uỷ là vô cùng nhỏ.
Giáo sư Chương đánh giá thêm, Tập Cận Bình cũng không thể thu nhỏ số Thường Uỷ từ 7 người xuống 5 người, bởi vì như thế sẽ khuyết mất 2 vị trí ủng hộ ông.
‘Thất thăng bát giáng’ có còn được áp dụng?
Reuters cho rằng vẫn còn thích hợp để áp dụng (thích dụng – 適用), nhưng không thích dụng với Tập Cận Bình. Cách nhìn của Giáo sư Chương cũng như vậy
Nữ giới có được Thường Uỷ Bộ Chính trị?
Reuters cho rằng, việc nữ giới tiến nhập vào Thường Uỷ Bộ Chính trị là một tiêu chí tiến bộ.
Giáo sư Chương nhìn nhận việc này là không có khả năng. Hiện nay Uỷ viên Bộ Chính trị là nữ chỉ có bà Tôn Xuân Lan, nhưng hiện nay bà đã 72 tuổi, không thể tiến nhập vào Thường Uỷ Bộ Chính trị.
Phần lớn những dự đoán trên là do Giáo sư Chương phân tích cặn kẽ mà đưa ra kết luận, còn thực tế như thế nào thì khoảng một tháng rưỡi nữa mới có kết quả chính xác. Hy vọng những suy nghĩ, phân tích ở trên sẽ là một tham khảo hữu dụng cho chúng ta nhìn nhận vấn đề.
T.P