Wednesday, November 13, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ kêu gọi Bắc Kinh “dừng tay đàn áp Tân Cương”

Mỹ kêu gọi Bắc Kinh “dừng tay đàn áp Tân Cương”

Nhà Trắng hôm 1/9 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay “hành động tàn ác” nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số, đồng thời thúc giục Bắc Kinh cho phép Washington tiếp cận Tân Cương một cách thoải mái.

Một cơ sở được cho là trại cải tạo, nơi giam giữ người dân tộc thiểu số Hồi giáo, ở Artux, phía bắc Kashgar, Tân Cương, ngày 02/06/2019.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, Hoa Kỳ hoan nghênh một báo cáo từ người đứng đầu nhân quyền của Liên Hợp Quốc hôm 31/8 trong đó nêu rõ “việc giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử” của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

Bà nói với phóng viên: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngay lập tức ngừng thực hiện những hành động tàn bạo này, đồng thời thúc giục Trung Quốc cho phép các nhà điều tra độc lập tiếp cận đầy đủ và không bị cản trở đến khu vực”.

Hoa Kỳ nói những gì nêu lên trong báo cáo của Liên Hợp Quốc làm tăng thêm lo ngại của Washington về cái mà họ gọi là một cuộc diệt chủng ở đó đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc khác.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet đã công bố báo cáo chỉ vài phút trước khi nhiệm kỳ 4 năm của bà kết thúc hôm 31/8. Bà đã đến thăm Trung Quốc vào tháng Năm.

“Việc giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử” của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương của nước này có thể cấu thành tội ác chống lại loài người, người đứng đầu Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết trong một báo cáo được chờ đợi từ lâu hôm thứ Tư (31/8).

“Các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã được thực hiện ở khu tự trị Tân Cương, trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc áp dụng chiến lược chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan”, báo cáo có đoạn.

“Mức độ giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với các thành viên của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm chủ yếu là người Hồi giáo khác … có thể cấu thành tội phạm quốc tế, đặc biệt là tội ác chống lại loài người”, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết.

Bà khuyến nghị chính phủ Trung Quốc tiến hành các bước nhanh chóng để trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ trong các trung tâm cải tạo, nhà tù hoặc cơ sở giam giữ.

Báo cáo cho biết: “Có những dấu hiệu đáng tin cậy về việc vi phạm quyền sinh sản thông qua việc cưỡng chế thực thi chính sách kế hoạch hóa gia đình kể từ năm 2017”.

Báo cáo nói thêm rằng việc thiếu dữ liệu của chính phủ “gây khó khăn trong việc đưa ra kết luận về mức độ thực thi đầy đủ các chính sách hiện tại và các vi phạm liên quan đến quyền sinh sản”.

Trung Quốc cực lực phản đối các cáo buộc.

Phát biểu trước khi báo cáo được công bố, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc tại New York, ông Zhang Jun, cho biết Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Ông nói rằng trưởng ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

“Cái gọi là vấn đề Tân Cương chỉ là lời dối trá được thêu dệt từ các động cơ chính trị, với mục đích phá hoại sự ổn định của Trung Quốc và cản trở Trung Quốc phát triển”, ông Zhang nói.

Ông nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng nó sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nó chỉ đơn giản làm suy yếu sự hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và một quốc gia thành viên”.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Hoa Kỳ sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác để yêu cầu chấm dứt sự vi phạm của Trung Quốc.

“Điều quan trọng là toàn bộ thành viên của Hội đồng Nhân quyền có cơ hội thảo luận chính thức về những phát hiện của báo cáo này càng sớm càng tốt và rằng thủ phạm của những hành động tàn bạo này phải chịu trách nhiệm”, bà nói.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc mổ cướp nội tạng người Duy Ngô Nhĩ.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, Trung Quốc đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác trong các trại giam giữ ở phía tây xa xôi của Tân Cương. Tại đó, họ bị ĐCSTQ tra tấn, hãm hiếp, cưỡng bức lao động và tuyên truyền chính trị. Chính phủ Mỹ và các nền dân chủ phương Tây khác đã coi các hành động này của Bắc Kinh là tội ác diệt chủng.

Là tác giả của cuốn sách “The Slaughter” (Thu hoạch đẫm máu, còn được dịch là Đại thảm sát), ông Gutmann nhắc lại lời kể của một nhân chứng; nhân chứng này miêu tả cái mùi khó chịu hằng ngày bốc ra từ lò hỏa táng khi thiêu xương người.

Ông Gutmann ước tính rằng mỗi năm có từ 25.000 đến 50.000 người Duy Ngô Nhĩ bị giết để lấy nội tạng — con số này phần nào tương đương các ước tính đối với học viên Pháp Luân Công.

Theo ông Gutmann, cấy ghép tạng đã trở thành ngành công nghiệp phát triển theo cấp số nhân tại Trung Quốc sau khi ĐCSTQ khai thác tạng của các học viên Pháp Luân Công.

Khi nguồn tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ có xu hướng cạn kiệt trong giai đoạn 2013-2014, Bắc Kinh đã phát động chiến dịch gõ cửa tại 9 tỉnh. Cảnh sát đã ập vào nhà của các học viên Pháp Luân Công và rời đi với các xét nghiệm máu và xét nghiệm ADN.

Năm 2019, tòa án về Trung Quốc có trụ sở tại London kết luận rằng ĐCSTQ, trong nhiều năm, đã giết các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ nhằm phục vụ cấy ghép trên quy mô lớn; và đây là thực tế vẫn đang diễn ra. Tòa kết luận rằng những hành động như vậy là tội ác chống lại loài người và các nạn nhân là các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới