Friday, November 15, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhững siêu dự án mới của TQ  

Những siêu dự án mới của TQ  

Kinh tế Trung Quốc gặp khó thời gian gần đây do ảnh hưởng từ Covid-19 và đà lao dốc của thị trường bất động sản.

Trung Quốc đang “bơm” hàng nghìn tỷ nhân dân tệ vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với hy vọng tạo ra lực đẩy đổi với nền kinh tế thế hai thế giới, hiện đang hứng chịu những tác động tiêu cực từ các lệnh phong tỏa Covid-19 và cuộc khủng hoảng trong thị trường bất động sản phủ bóng.

Bắc Kinh đặt mục tiêu giải ngân 6.800 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.000 tỷ USD) vốn ngân sách vào nhiều dự án xây dựng, theo thống kê của Bloomberg. Tổng nguồn vốn thậm chí có thể cao hơn gấp 3 lần nếu như các kênh dẫn vốn từ phía ngân hàng và doanh nghiệp được bổ sung.

Trong ngắn hạn, đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tạo động lực thúc đẩy thị trường lao động, giải tỏa phần nào áp lực cho hàng triệu người tìm việc trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Còn trong dài hạn, những biện pháp hỗ trợ này sẽ giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, hình thành nên nền kinh tế thu nhập cao, cạnh tranh sòng phẳng với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ như chip bán dẫn. Sự thành công của những dự án này sẽ góp phần nâng cao triển vọng kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới trong thời gian tới.

Đẩy mạnh năng lượng tái tạo

Vùng sa mạc phía Bắc Trung Quốc được ấn định trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo mới. Trong một vài tháng gần đây, hoạt động xây dựng các trung tâm điện gió và mặt trời đang được tích cực triển khai với mục tiêu tới năm 2030, sản lượng điện tái tạo của khu vực này ngang bằng với châu Âu ở thời điểm hiện tại.

Trong giai đoạn đầu, công tác lắp đặt khoảng 100 tua-bin gió và tấm pin mặt trời với tổng công suất 100 GW sẽ được hoàn tất trong năm tới. Trong năm nay, hoạt động xây lắp hệ thống sản xuất điện với tổng công suất 450 GW cũng sẽ được tiến hành.

“Các trung tâm sản xuất điện gió và điện mặt trời chính là động lực chính thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng tại Trung Quốc”, theo Tianyi Zhao, Chuyên gia phân tích tới từ BloombergNEF.

Giai đoạn hai của dự án có vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ nhân dân tệ. Các đường dây truyền tải điện cao thế sẽ giúp đưa dòng điện tới các khu vực đông dân cư nằm ở vùng bờ biển phía Đông của Trung Quốc. Công ty truyền tải điện quốc gia dự kiến xây dựng 13 đường dây như vậy trong năm nay,

Tính cả năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải điện, tổng nguồn vốn thực hiện kế hoạch “đầu tư xanh” của Trung Quốc có thể chạm ngưỡng 2.600 tỷ nhân dân tệ trong năm nay, theo Australia & New Zealand Banking Group.

Hầm dẫn nước dài nhất thế giới

Các dự án xây dựng kênh đào, đập nước và hồ chứa đang được đẩy mạnh với tổng nguồn vốn lên tới 800 tỷ nhân dân tệ trong năm nay. Dự án tham vọng nhất chính là hầm dẫn nước dài 200 km nối từ sông Dương Tử với một hồ chứa lớn tại khu vực phía Bắc Trung Quốc. Khi hoàn thành, đây sẽ là hầm dẫn nước dài nhất thế giới, với độ sâu khoảng 1 km dưới mặt đất.

Các dự án dẫn nước chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn bố trí cho các dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi, theo ước tính của các chuyên gia phân tích Wenjing Zhang and Sarah Rogers tới từ trường Đại học Melbourne. Các dự án đã được phê duyệt sẽ gia tăng lượng nước được đưa vào sử dụng tại quốc gia đông dân nhất thế giới thêm 122 triệu m3 mỗi năm. Riêng con số tăng thêm này cao hơn 5 lần tổng lượng nước sử dụng tại Đức.

“Trung Quốc âm thầm hiện thực hóa một mạng lưới cấp nước có độ kết nối cao. Một mạng lưới như vậy cho phép quốc gia này có thể luân chuyển dòng nước tới các địa điểm với công suất chưa từng có trong tiền lệ”, theo nội dung một báo cáo gần đây.

Chính phủ Trung Quốc dành sự ủng hộ lớn cho các dự án này vì mức độ thâm dụng lao động. Theo ước tính, 30.000 dự án thủy lợi trên phạm vi toàn quốc tạo công ăn việc làm cho khoảng 1 triệu người lao động.

Ưu tiên đô thị xanh

Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm đường xá, hệ thống đường ống dẫn nước, khí đốt và công viên thường được chính quyền các địa phương ưu tiên lựa chọn, chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn chi ngân sách hàng năm.

Một trong những ưu tiên đầu tư của chính quyền các địa phương là khu công nghiệp có chi phí thuê mặt bằng thấp. Chính quyền các địa phương dành dành ra khoảng ⅓ tổng nguồn vốn thu về từ việc bán trái phiếu cho các dự án cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp trong quý I/2022. Nếu được duy trì tới cuối năm, số tiền bỏ ra đầu tư vào các dự án như vậy có thể lên tới 1.400 tỷ nhân dân tệ.

Một ví dụ điển hình là Khu công nghiệp tích hợp Thanh Đảo, bắt đầu khởi công từ đầu năm nay, nhắm mục tiêu hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, mức độ thành công của những dự án kể trên vẫn chưa được đảm bảo.

“Các địa phương cạnh tranh lẫn nhau với nhiều giải pháp hỗ trợ như miễn phí tiền thuê văn phòng, nhà máy”, theo Stewart Randall, Chuyên gia lĩnh vực chip bán dẫn tới từ IntraLink. “Tuy nhiên, điều mà những doanh nghiệp cần chính là các trung tâm nghiên cứu, nguồn nhân lực…”, ông nói.

Đường sắt cao tốc dài gấp đôi thế giới

Trung Quốc có khoảng 40.000 km đường sắt tốc độ cao, gấp 2 lần so với phần còn lại của thế giới. Và nhiều dự án lớn khác đang trong quá trình triển khai thực hiện. Tham vọng nhất là dự án đường sắt cao tốc nối Tứ Xuyên với Tây Tạng, với chênh lệch độ cao lên tới 3.000 m, đi qua nhiều địa hình phức tạo. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2030 với tổng chi phí khoảng 320 tỷ nhân dân tệ.

Trung Quốc hướng tới mục tiêu hoàn thành 70.000 km đường sắt cao tốc tính tới năm 2035. Ngoài đường sắt, Trung Quốc cũng lên kế hoạch xây dựng và cải tạo 58.000 km đường cao tốc.

Nhiều dự án trọng điểm khác cũng đang được triển khai trong đó có cây cầu Trường Thái Dương Tử, cầu dây văng kết hợp đường bộ và đường sắt dài nhất thế giới.

400 tỷ nhân dân tệ mỗi năm cho các trung tâm dữ liệu

Với nỗ lực xây dựng nền kinh tế số, dự án “East Data West Computing” hướng tới việc xây dựng nên các trung tâm dữ liệu tại một số tỉnh nằm về khu vực phía Tây nhằm xử lý và lưu trữ dữ liệu của các doanh nghiệp internet nằm tại phía Đông. Tham vọng này tiêu tốn khoảng 400 tỷ nhân dân tệ mỗi năm, phần lớn tới từ các công ty viễn thông quốc doanh.

Jeroen Groenewegen-Lau, Chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator cho biết kế hoạch này “đi ngược lại quy luật thị trường”. Các công ty công nghệ “muốn xử lý dữ liệu trong khoảng cách gần với khách hàng”.

“Chính phủ Trung Quốc coi dự án này là phương pháp lan tỏa lợi ích của nền kinh tế số tới các địa phương kém phát triển hơn, đồng thời giúp Trung Quốc giảm thiểu tác động từ các cú sốc bên ngoài”, ông nhận định.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới