Wednesday, December 25, 2024
Trang chủQuân sựBiên giới Trung-Ấn “hạ nhiệt”

Biên giới Trung-Ấn “hạ nhiệt”

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rút quân khỏi khu vực biên giới trên dãy Himalaya đang tranh chấp vào ngày 12/9, sau 16 vòng đàm phán quân sự để giải quyết xích mích bắt nguồn từ các cuộc đụng độ chết người vào năm 2020, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hôm 08/9.

Các binh sĩ của Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) tuần tra trên đường cao tốc dẫn về phía Leh, giáp với Trung Quốc, ở Gagangir, Ấn Độ vào ngày 19/6/2020.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm (08/9) rằng cả hai bên đã đồng ý rút quân khỏi khu vực Gogra-Hotsprings ở phía đông Ladakh theo “một cách phối hợp và có kế hoạch”.

Thông báo này được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan vào tuần tới, với sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết, các chỉ huy của cả hai bên vẫn thường xuyên liên lạc sau khi đạt được sự đồng thuận hồi tháng 7 về việc giải tán quân đội và ngừng triển khai lực lượng trong khu vực.

Quá trình rút quân sẽ hoàn tất trước ngày 12/9. Ông Bagchi cho biết ranh giới kiểm soát thực tế (line of actual control – LAC) trong khu vực sẽ được cả hai bên “tuân thủ nghiêm ngặt” và tôn trọng để ngăn chặn bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng.

“Cả hai bên đồng thuận rằng tất cả các cấu trúc tạm thời và các cơ sở hạ tầng do hai bên tạo ra trong khu vực sẽ được tháo dỡ và cùng kiểm chứng”, ông nói.

LAC là một lằn ranh giữa lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát và khu vực do Trung Quốc kiểm soát.

Ông Bagchi cho biết hai nước cũng nhất trí giải quyết các vấn đề còn lại dọc theo LAC sau các cuộc đụng độ ở vùng Galwan trên dãy Himalaya vào tháng 6/2020, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.

Cuộc xung đột năm 2020 dẫn đến sự tăng cường quân sự từ cả hai bên ở biên giới tranh chấp và đẩy căng thẳng quan hệ giữa hai quốc gia lên mức cao nhất. Ấn Độ cho biết việc khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc là không thể nếu tình hình biên giới vẫn chưa được giải quyết.

Xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc
Ấn Độ tuyên bố LAC dài 3.488 km (2.167 dặm), trong khi Trung Quốc cho biết nó chỉ dài 2.000 km (1.242 dặm) không bao gồm Aksai Chin, vùng đất nối liền vùng Tân Cương và Tây Tạng của Trung Quốc, truyền thông địa phương India Today đưa tin.

Ông Claude Arpi, một nhà Tây Tạng học người Pháp sinh ra ở Ấn Độ, cho biết tranh chấp biên giới bắt nguồn từ việc nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ Mao Trạch Đông khởi động cuộc chinh phạt ở các khu vực phía tây Tân Cương và Tây Tạng.

Mao lên nắm quyền vào năm 1949. Vào thời điểm ĐCSTQ kết thúc cuộc chinh phạt Tây Tạng từ năm 1951 đến năm 1952, Mao nhận ra rằng Aksai Chin, khu vực sa mạc ở phía bắc Ladakh, về mặt chiến lược là cực kỳ quan trọng đối với tương lai của chế độ này.

“Đó là một khu vực không có người ở, không ai có thể sống ở đó, nhưng người Trung Quốc đã quyết định xây dựng một con đường ở đó vì đây là cách dễ dàng nhất để kết nối hai tỉnh Tây Tạng và Tân Cương”, ông Arpi nói với The Epoch Times hồi tháng 4.

“Đó là cách mà Xa lộ Trung Quốc G219 ngày nay của Aksai Chin ra đời. [Nó] đã được khảo sát vào năm 1952-1953, Trung Quốc bắt đầu xây dựng xa lộ này vào năm 1954 và khánh thành vào tháng 7/1957”, ông nói thêm.

Ông Arpi cho biết: “Vào năm 1956, Trung Quốc đã đồng ý với một bản đồ có nhiều hơn hoặc ít hơn một nửa của Aksai Chin và vào năm 1959, họ đã đẩy nó xa hơn về phía nam”.

The Epoch Times đã có được một tập sách do chính phủ Ấn Độ xuất bản năm 1963 có tựa đề “Sự hung hãn của Trung Quốc trên bản đồ” (Chinese Aggression in Maps), trong đó mô tả bản đồ về cách mà ĐCSTQ tiến vào lãnh thổ Aksai Chai của Ấn Độ không có người ở và cách các đường yêu sách của Trung Quốc đơn phương không ngừng thay đổi từ năm 1956 đến năm 1962.

Chính quyền Ấn Độ trong tập sách của mình cho biết Trung Quốc đang yêu sách các đường ranh giới ở Ladakh theo “sự thuận tiện trong thương lượng và mức độ chiếm đóng ngày càng tăng của lãnh thổ Ấn Độ thông qua vũ lực”.

Ông Arpi nhận định rằng, ngay cả cộng đồng quốc tế cũng không biết gì về các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực hoang vắng này của thế giới. Ông nói: “Liên Xô có thể đã biết, nhưng vào thời điểm đó, đó không còn là ‘việc của họ nữa”.

“Và sau đó cuộc chiến năm 1962 xảy ra, Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đẩy xuống phía nam và chiếm đóng một số nơi khác mà cho đến nay họ vẫn chưa bỏ trống. Trung Quốc bỏ trống một số khu vực và một số không bỏ trống. Cuối cùng thì LAC ở đâu?”, ông Arpi nói, nói thêm rằng “sự tiện lợi trong thương lượng” của Trung Quốc vẫn tiếp tục.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới