Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc cạnh tranh quyết liệt trong chinh phục Mặt trăng của Mỹ...

Cuộc cạnh tranh quyết liệt trong chinh phục Mặt trăng của Mỹ – Trung

Sự cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc khám phá vũ trụ đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, khi cả hai đều liên tục công bố những kế hoạch và sứ mệnh lớn lao trên Mặt trăng.

Trung Quốc đang có kế hoạch đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2030 bằng tên lửa có người lái thế hệ mới mà họ tự sản xuất.

Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) tiết lộ kế hoạch trên với giới truyền thông hồi tháng 8, sau khi tên lửa Trường Chinh 2D đưa suôn sẻ nhóm vệ tinh do thám Dao cảm-35 04 vào vũ trụ.

Theo sát Trung Quốc, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang bận rộn chuẩn bị cho việc phóng tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) để thực hiện sứ mệnh Artemis 1 sau khi đã bị hủy lần 3 vào hôm 27/9.

Mục tiêu đầy tham vọng do NASA đặt ra là đưa các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng vào năm 2025, sau gần 50 năm kể từ sau chuyến bay Apollo cuối cùng vào năm 1972.

Theo lộ trình, chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis được chia làm 3 giai đoạn. Sau nhiệm vụ Artemis I không phi hành đoàn, các phi hành gia sẽ thực hiện hành trình vào năm 2024 và 2025 trong nhiệm vụ Artemis II và Artemis III.

Trong khi đó, các nhà thiết kế tên lửa tại CASC cho biết, để thực hiện mục tiêu là sử dụng phiên bản mới nhất của tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh 5. Phiên bản mới này, được gọi là CZ-5DY, sẽ có lực đẩy gấp 2,64 lần so với Trường Chinh 5, vốn được sử dụng trong sứ mệnh thu thập mẫu Mặt trăng vào tháng 12/2020 của Trung Quốc.

Một nhà báo về không gian nổi tiếng của Trung Quốc nói rằng, công nghệ vũ trụ của nước này thực sự đang tụt hậu so với Mỹ, nhưng trong thập niên qua, khoảng cách đã được thu hẹp từ “nửa thế kỷ xuống chỉ còn vài năm”.

Năm 2018, Trung Quốc và Mỹ không chỉ bước vào một cuộc chiến thương mại mà còn là một cuộc cạnh tranh không gian nóng bỏng mới.

Tham vọng lớn của Trung Quốc

Vào tháng 12/2018, Trung Quốc đã phóng một tàu vũ trụ robot mang tên Hằng Nga 4 lên Mặt trăng. Tháng 1/2019, tàu đổ bộ xuống “vùng tối” của Mặt trăng. Khi tin tức này xuất hiện trên báo chí, truyền thông Trung Quốc, có chuyên gia đã bình luận, “nhiều khả năng cuộc gọi tiếp theo từ Mặt trăng về Trái đất sẽ được thực hiện bằng tiếng Trung”.

Và vào cuối năm 2020, Hằng Nga-5, mang theo tên lửa Trường Chinh 5 đã đưa thành công các mẫu ở Mặt trăng trở lại Trái đất.

Trường Chinh 5 có lực đẩy 1.060 tấn để nâng 25 tấn lên quỹ đạo Trái đất thấp và 8 tấn lên quỹ đạo chuyển Trái đất – Mặt trăng. Nó có biệt danh là “Fat Five” vì  trông cồng kềnh với 8 động cơ YF-100 và 2 động cơ YF-77.

Theo truyền thông Trung Quốc, thiết kế của YF-100 có nguồn gốc từ RF-120, do KB Pivdenne của Ukraine sản xuất từ vài thập niên trước. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Trung Quốc đã mua 2 động cơ RF-120 và một số động cơ RD-170 từ công ty này.

Kể từ năm 2000, Trung Quốc được cho là đã tiếp tục mua lại từ Ukraine các công nghệ giá rẻ của Liên Xô cũ, bao gồm động cơ phản lực, tàu sân bay và tên lửa vũ trụ.

Vào ngày 21/12/2021, các quan chức Trung Quốc và Ukraine trong một cuộc họp trực tuyến đã thông qua hàng chục dự án hợp tác khoa học cho năm 2022 và 2023.

Trong khi truyền thông toàn cầu đang chú ý đáng kể đến kế hoạch vụ phóng tàu vũ trụ Artemis 1 của NASA (nhưng liên tục bị hoãn), truyền thông Trung Quốc đưa tin về bức ảnh chụp Mặt trăng được lên kế hoạch vào năm 2030.

Các bài báo của Trung Quốc đã trích dẫn bình luận của nhà thiết kế tên lửa CASC Ma Ying vào ngày 20/8 nói rằng: “Một tên lửa thế hệ mới sẽ có khả năng đưa người Trung Quốc lên Mặt trăng vào khoảng năm 2030. Tên lửa tàu sân bay hạng nặng này sẽ có thể nâng 50 tấn lên quỹ đạo chuyển Trái đất – Mặt trăng để hỗ trợ các hoạt động thám hiểm Mặt trăng”.

Mỹ - Trung cạnh tranh quyết liệt trong cuộc chinh phục Mặt trăng - 2
Nga bán công nghệ động cơ RD-180 của mình cho Trung Quốc (Ảnh: Sohu).

Theo chuyên gia Ma Ying, CASC cũng đang đầu tư vào các công nghệ cho phép tái sử dụng tên lửa đẩy để giảm chi phí cho các dự án vũ trụ trong tương lai.

Ông cũng cho biết, các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được sử dụng để tối ưu hóa sức mạnh của tên lửa.

Một số phương tiện truyền thông cho biết, chuyến đi có người lái đầu tiên của Trung Quốc lên Mặt trăng sẽ do tên lửa Trường Chinh 3B có lực đẩy 5.000 tấn để nâng 140 tấn vào quỹ đạo Trái đất thấp và 50 tấn lên quỹ đạo chuyển Trái đất – Mặt trăng.

Tên lửa Trường Chinh 3B dự kiến sẽ có cuộc thử nghiệm ban đầu vào năm 2028 hoặc 2029 bằng cách sử dụng động cơ YF-135 mới của Trung Quốc, động cơ này có lực đẩy gấp 4 lần YF-100.

Vào ngày 29/7, Nhật báo Khoa học và Công nghệ, một tờ báo chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc điều hành, đã đề xuất một lựa chọn khác nếu Trường Chinh 3B không sẵn sàng kịp thời cho sứ mệnh lên Mặt trăng vào năm 2030.

Trích dẫn một nguồn tin CASC giấu tên, tờ báo cho biết, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa CZ-5DF, có lực đẩy 2.800 tấn để nâng 70 tấn lên quỹ đạo Trái đất thấp và 27 tấn lên quỹ đạo chuyển Trái đất – Mặt trăng. Nó có thể mang theo một con tàu vũ trụ nặng 25 tấn cùng con người lên Mặt trăng.

Theo phương án đó, tên lửa sẽ có 21 động cơ YF-100, so với cấu hình “Fat Five” gồm 8 động cơ YF-100 và 2 YF-77 nhỏ hơn.

Mỹ - Trung cạnh tranh quyết liệt trong cuộc chinh phục Mặt trăng - 3
Hình ảnh so sánh giữa Trường Chinh 9 và các tên lửa vũ trụ của Mỹ (Ảnh: CASC).

Zhu Xiquan, phó Trưởng phòng thiết kế tại Viện nghiên cứu 702 của CASC, cho biết trong báo cáo gần đây rằng, đây sẽ là sứ mệnh không gian lớn nhất trong lịch sử phát triển không gian của Trung Quốc.

Ngoài YF-100, Trung Quốc cũng có thể tìm cách mua động cơ RF-180 tiên tiến từ Nga, mặc dù các cuộc đàm phán về một thỏa thuận như vậy rất phức tạp, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng có thể cản trở tham vọng Mặt trăng của Trung Quốc.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 24/8 đã trừng phạt 7 pháp nhân Trung Quốc. Những người bị xử phạt, bao gồm 4 viện nghiên cứu CASC, bị cáo buộc hỗ trợ quân đội Trung Quốc và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

BIS đã trừng phạt các viện nghiên cứu CASC khác vào đầu năm nay.

Đồng thời, Mỹ đang vươn mình một cách quyết đoán hơn về lợi thế không gian. Vào tháng 2 2019, Phó Tổng thống Mỹ khi đó là Mike Pence, và là Chủ tịch Hội đồng Không gian Quốc gia Mỹ, đã thúc giục NASA đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng vào năm 2024.

NASA sau đó đã tăng tốc chương trình Artemis và cuối cùng lên kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ Mặt trăng được gọi là Gateway.

RELATED ARTICLES

Tin mới