Wednesday, January 22, 2025
Trang chủThâm cung bí sửKết cục của Trương Xuân Kiều trong “bè lũ 4 tên”

Kết cục của Trương Xuân Kiều trong “bè lũ 4 tên”

Trong những năm 1960 và 1970, khi Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, phát động “Cách mạng Văn hóa”, ông ta đã dựa vào một nhóm “cây bút” để lũng đoạn dư luận, tạo nên trào lưu cực tả cuồng loạn. Nhưng cuối cùng, những “cây bút” khác, không có kết thúc tốt đẹp. Trương Xuân Kiều, một thành viên của “Tứ nhân bang”, chính là một trong số đó.

Khi Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, phát động “Cách mạng Văn hóa”, ông ta đã dựa vào một nhóm “cây bút” để lũng đoạn dư luận, tạo nên trào lưu cực tả cuồng loạn. Trương Xuân Kiều, cũng giống như những “cây bút” khác, không có kết thúc tốt đẹp. (Được cung cấp bởi “Trăm năm chân tướng”).

Trương Xuân Kiều bị kết án tử hình

Trong cuốn sách “Thư nhà của Trương Xuân Kiều từ trong tù”, có ghi lại một cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Katie, một tác gia gốc Hoa sống ở Anh, với con gái của Trương Xuân Kiều là Trương Duy Duy.

Trương Duy Duy nói: “Cha tôi biết rằng bản thân mình sẽ không có trái ngon mà ăn. Ông ấy mọi lúc mọi nơi đều chuẩn bị sẵn sàng để bị bắt. Chúng tôi cũng hỏi làm sao bắt ông, ông nói: ‘Rất đơn giả, chỉ cần mở một cuộc họp là được. Họ gọi cha đi họp, cha không thể không đi.’”

Trương Duy Duy hỏi: “Sau đó, cha phải làm gì?” Trương Xuân Kiều trả lời, nói: “Cha phải làm gì ư? Ngàn đao lăng trì đó!”

Trương Xuân Kiều dường như đã dự kiến chuẩn xác kết cục của chính mình.

Ngày 23/1/1981, Trương Xuân Kiều, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, trở thành tội phạm chính của “Tập đoàn phản cách mạng Giang Thanh”, bị Pháp viện đặc biệt của Tòa án Tối cao ĐCSTQ bắt giữ vì “tổ chức, lãnh đạo tập đoàn phản cách mạng”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “phát động vũ trang phản loạn”, “tuyên truyền và kích động phản cách mạng”, “vu cáo hãm hại” và các tội danh khác, bị kết án tử hình với ân xá hai năm chấp hành án.

Làm thế nào mà ông ta từng bước tiến đến đó?

Trương Xuân Kiều lọt vào mắt Mao Trạch Đông

Trương Xuân Kiều, sinh năm 1917, quê ở huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông. Trương đến Thượng Hải vào tháng 5/1935 và đã tham gia các hoạt động sáng tác văn hóa trong một thời gian dài; năm 1938, ông ta đến Diên An và giữ chức chủ biên tờ “Nhật báo Tấn Sát Kí” của ĐCSTQ. Sau khi ĐCSTQ được thành lập vào năm 1949, Trương Xuân Kiều liên tiếp giữ chức vụ xã trưởng kiêm tổng biên tập tờ “Nhật báo Giải phóng” Thượng Hải, Bộ trưởng tuyên truyền Thành ủy Thượng Hải và Bí thư Ban bí thư Thành ủy Thượng Hải v.v. Từ tháng 3/1965 đảm nhiệm Bí thư Ban bí thư Thành ủy Thượng Hải, phụ trách công tác tuyên truyền văn hóa.

Trước Cách mạng Văn hóa, Trương Xuân Kiều là thư ký của Kha Khánh Thi, bí thư thứ nhất Thành ủy Thượng Hải.

Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động “Vận động Đại nhảy vọt”, đề xuất “nhanh chóng tiến nhập chủ nghĩa cộng sản”. Trương Xuân Kiều đã biết được về động hướng tư tưởng của Mao từ Kha Khánh Thi, người đã được thăng nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, viết bài báo “Phá trừ tư tưởng pháp quyền của giai cấp tư sản”, đăng trên tạp chí “Giải phóng”, một tạp chí lý luận của Ủy ban Thành ủy Thượng Hải.

Bài báo này nhắm trúng tâm tưởng của Mao. Mao sau khi xem nó, rất là hân thưởng, còn tự tay viết án ngữ yêu cầu Nhân dân Nhật báo chuyển tải bài. Từ đó ông ta mới biết ở Thượng Hải có một tay “chấp bút” tên là Trương Xuân Kiều.

Mao đã ấp ủ một thời gian rất dài về việc phát động Cách mạng Văn hóa. Nhưng ở Bắc Kinh, kế hoạch của ông ta không thành. Ông ta nhìn nhận rằng đảng bộ Bắc Kinh, với Bành Chân làm bí thư thứ nhất, là một “vương quốc độc lập”, nơi “kim không thể đâm, nước không thể lọt”. Nhưng ở Thượng Hải, chẳng phải có Trương Xuân Kiều sao?

Tháng 2/1965, Mao phái vợ là Giang Thanh đến Thượng Hải, thụ ý Trương Xuân Kiều tổ chức mọi người viết bài. Trương Xuân Kiều chỉ thị thủ hạ của mình là Diêu Văn Nguyên hoàn thành cuốn “Bình luận về bộ phim truyền hình lịch sử mới ‘Hải Thụy bãi quan’”, được đăng trên tờ Văn Hối Báo của Thượng Hải vào ngày 10/11/1965, mở đầu màn kịch 10 năm Cách mạng Văn hóa.

Vì “có công” viết bài báo bom tấn này, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Minh đều lọt vào mắt Mao, đề nghị họ đến Bắc Kinh tham gia soạn thảo tiêu chí phát động Cách mạng Văn hóa – “Thông tri 516”. Ngày 28/5/1966, Trương Xuân Kiều, cùng với Giang Thanh, được bổ nhiệm làm Phó tổ trưởng Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương.

Kể từ đó, Trương Xuân Kiều như diều gặp gió, đi lại giữa Bắc Kinh và Thượng Hải, trở thành một “nhà lý luận và thực tiễn” của “thiên hạ đại loạn” do Mao chế tạo ra.

Bốn sự tình mà Trương Xuân Kiều đã làm trong Cách mạng Văn hóa

Chuyện đầu tiên, làm quân tiên phong đả đảo Lưu và Đặng

Những kẻ thù chính trị lớn nhất mà Mao Trạch Đông muốn lật đổ khi ông ta phát động Cách mạng Văn hóa là Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, và Đặng Tiểu Bình, Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ, những người chủ trì tuyến một của Trung ương đương thời. Sau khi Mao thông qua một loạt hội nghị, phát biểu, văn chương, tiết lộ minh xác tín hiệu đả đảo Lưu, Đặng, ngày 18/12/1966, Trương Xuân Kiều tại Trung Nam Hải chiêu kiến Khoái Đại Phú, thủ lĩnh phái tạo phản tại Đại học Thanh Hoa.

Theo cuốn sách “Phục hưng ký”, Trương Xuân Kiều đề nghị Khoái Đại Phú liên hợp với “các tiểu tướng cách mạng” để “thống đả lạc thủy cẩu, tạo phản chống lại Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.

Ngày 25/12/1966, Khoái Đại Phú dẫn hơn 5.000 người tuần hành từ Đại học Thanh Hoa đến Quảng trường Thiên An Môn, hô vang các khẩu hiệu như “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ” và “Đả đảo Đặng Tiểu Bình”. Sau khi đến Quảng trường Thiên An Môn, họ tổ chức “Đại hội thề triệt để lật đổ con đường giai cấp phản động tư sản do Lưu, Đặng đại biểu”.

Sau đó, họ chia quân thành 5 tuyến, sử dụng các phương tiện phát thanh để mở đường, diễn thuyết, phát tờ rơi và dán các áp phích có nhân vật lớn ở các khu vực đông người như Vương Phủ Tỉnh, Tây An, Ga Bắc Kinh, Thái Thị Khẩu v.v. Khoái Đại Phu cũng tổ chức hồng vệ binh bao vây cổng phía Tây Trung Nam Hải, đồng thời dùng loa hô to khẩu hiệu vào Trung Nam Hải, yêu cầu phê đấu Lưu Thiếu Kỳ. Kể từ đó, khẩu hiệu đả đảo Lưu, Đặng đã lan rộng toàn Trung Quốc.

Chuyện thứ hai Trương Xuân Kiều làm là đóng vai trò tiên phong đoạt quyền toàn quốc

Sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Lưu và Đặng trong chính quyền trung ương, ông ta ngay lập tức bắt đầu triển khai chiến dịch tới các đại lý nhân của Lưu và Đặng ở nhiều tỉnh, thành, khu vực. Theo lịch sử ĐCSTQ, vào tháng 1/1967, Trương Xuân Kiều và những người biết ý đồ của Mao Trạch Đông, đã đến Thượng Hải để phiến phong điểm hỏa, kích động phái tạo phản do Vương Hồng Văn đứng đầu, hân khởi cuộc “phong bạo đoạt quyền tháng Giêng”.

Vào ngày 6/1, Trương Xuân Kiều và những người khác tổ chức “Đại hội đả đảo Thành ủy Thượng Hải”, phê đấu Trần Phi Hiển, Tào Địch Thu và các lãnh đạo chính của Thành ủy và Chính quyền Thượng Hải, đưa hàng trăm quan chức trên cấp cục đến hội trường để phê đấu. Đại hội đã phát xuất ba thông lệnh: (1) không công nhận Tào Địch Thu là Thị trưởng Thượng Hải; (2) ra lệnh cho Trần Phi Hiển, bí thư Thành ủy Thượng Hải, khai báo về “tội hành phản cách mạng”; ( 3) Yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ triệt để cải tổ Thành ủy Thượng Hải.

Sau hội nghị, quyền lực của Thành ủy và Chính quyền Thượng Hải rơi vào tay Trương Xuân Kiều và những người khác. Tháng 2/1967, Trương Xuân Kiều kiêm nhiệm chức vụ chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Thượng Hải cho đến tháng 10/1976.

Cơn phong bạo tranh đoạt quyền lực ở Thượng Hải được Mao ủng hộ, Mao nói: “Đây là một cuộc cách mạng trong đó giai cấp này lật đổ giai cấp khác”. “Khi lực cách mạng của Thượng Hải trỗi dậy, toàn quốc sẽ có hy vọng. Nó không thể không ảnh hưởng đến toàn bộ Hoa Đông, ảnh hưởng tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước.” Kể từ đó, cuồng phong tranh đoạt quyền lực đã thổi khắp cả nước, cục diện đại động loạn càng thêm nghiêm trọng.

Chuyện thứ ba Trương Kiều Xuân làm là chỉnh nhân vô cùng thâm độc tàn nhẫn.

Vợ của Trương Xuân Kiều từng phản bội sau khi bị quân Nhật bắt làm tù binh, và bản thân ông ta cũng gia nhập “Hội viên đảng viên dự bị ĐCSTQ” bị ĐCSTQ nhận định là phi pháp, vì vậy ở Thượng Hải luôn tồn tại hành động phản đối Trương. Đối với những người phản đối ông ta, Trương Xuân Kiều tỏ ra không khoan nhượng.

Theo bài báo “Trương Xuân Kiều kỳ nhân”: Vào tháng 11/1970, Trương Xuân Kiều tổ chức hội nghị chuyên đề với danh nghĩa đại phê phán hệ nghiên cứu lịch sử, tại hội nghị, ông ta gọi những người phản đối mình là đồ “sài lang hổ báo” , và muốn “dùng trùy, động đao” đối đãi với họ, tuyên bố rằng “chính quyền trung ương đã giao quyền sát nhân cho chúng tôi”, và “ai nên giết thì cần phải giết”.

Dưới sự xúi giục của Trương, “mô hình” “bắt kẻ phản cách mạng trong ba phút” đã xuất hiện, rất nhiều người đã bị bắt. Các nhân viên trọng điểm bị nhốt trong tầng hầm ẩm thấp và tối tăm, phải ngủ trên sàn xi măng, có bệnh không được phép trị. Đồng thời, chúng thực hiện cưỡng bức cung hàng loạt, lắp loa lớn trong phòng cách ly nhỏ, nửa đêm canh ba đột nhiên phát loa bức cung thư, phát đoạn ghi âm những tiếng khóc nức nở của thân nhân những người bị giam giữ. Một số người bị bức đã phát điên, nhảy lầu mà chết. Vậy mà sau khi chết, họ bị gán cho là “tự sát vì sợ tội”.

Trương Xuân Kiều cũng chỉ thị cho Vương Duy Quốc, chính ủy thứ nhất của Lực lượng Không quân 4, ngụy tạo 17 án giả gọi là “tiến hành do thám không chế bộ tư lệnh của giai cấp vô sản”, và gán cho hai cựu bí thư Thượng Hải và 97 cán bộ công an là phản cách mạng. Một lần xử hơn 250 người, 137 người bị bắt giam, 51 người bị đả thành phản cách mạng.

Vào đầu năm 1969, Trương Xuân Kiều nói rằng các cán bộ công an này là “phản động, ngoan cố và xảo quyệt”, đối với họ chính là “cần phải đột xuất một chữ tàn nhẫn”, cổ xúy “đánh người là biểu hiện của cảm ngộ cao”, “nhưng kẻ giả dối cần đánh thật”, “như ngắt bồ đào ngắt từng xâu từng xâu”.

Theo chỉ thị của Trương, hệ thống công an Thượng Hải đã tiến hành “bì lao chiến”, “xa luân chiến”, “lớp học tập hỏa tuyến”, “đại binh đoàn tác chiến”, “đêm nở hoa” và “khai đao gian”, dùng dội nước lạnh, chần nước nóng, trói treo mà đánh, đánh cho đến kh gãy gậy gỗ, cong gậy đồng, dùng các thủ đoạn tra tấn dã man như “quỵ đẳng giác”, “sái hầu tử”, “đốt râu và lông mày”, “rút gân”, “lột da”, “ngồi trên ghế hổ”, “giả thương tễ” và ba bốn mươi loại khốc hình khác. Những âm thanh tra tấn và tiếng la hét không ngừng trong sân của Cục Công an Thành phố, rất nhiều người đã bị tra tấn chết đi sống lại.

Chuyện thứ tư Trương Xuân Kiều đã làm là bào chế lý luận cực tả.

Tại Bắc Kinh, cây bút Trương Xuân Kiều đã được Mao Trạch Đông trọng dụng. Khi soạn thảo báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 9, Mao đã bác bỏ bản dự thảo do lão thư ký Trần Bá Đạt khởi thảo, thông qua bản dự thảo do Trương Xuân Kiều và những người khác khởi thảo, cường điệu “lấy đấu tranh giai cấp là cương lĩnh”. Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chính thức xác nhận cái gọi là “lý luận tiếp tục cách mạng dưới chế độ chuyên chính vô sản” của Mao. Các văn kiện quan trọng của Đại hội 10 của ĐCSTQ cũng do Trương Xuân Kiều và những người khác khởi thảo.

Trong hậu kì của Cách mạng Văn hóa, để duy hộ lộ tuyến Cách mạng Văn hóa, Mao đã đề xuất “học lý luận” và yêu cầu Trương Xuân Kiều viết một bài báo. Theo ý đồ của Mao, Trương đã viết “Luận về chuyên chính toàn diện đối với giai cấp tư sản”. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lý luận “cực tả” hậu kì Cách mạng Văn hóa, nó đã để lại nọc độc sâu rộng trong xã hội.

Quyền khuynh nhất thời, kết cục bi thảm

Nhờ dốc lực nghênh hợp Mao Trạch Đông, Trương Xuân Kiều “quan vận hanh thông”, kể từ tháng 1/1975 ông ta đã giữ chức vụ phó thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội; được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 9 và 10, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ khóa 10.

Vào ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời; vào tối ngày 6/10 cùng năm, Hoa Quốc Phong cùng với Diệp Kiếm Anh, Uông Đông Hưng và những người khác, tại Trung Nam Hải Hoài Nhân đường, bắt giữ Trương Xuân Kiều và những thành viên khác của nhóm “Tứ nhân bang” – bè lũ bốn tên đã bị tiêu diệt, hạo kiếp 10 năm Cách mạng Văn hóa cuối cùng đã kết thúc.

Trương Xuân Kiều trầm mặc khi bị xét xử vào ngày 23/1/1981. Tại sao trầm mặc?

Có lẽ, ông ta tự biết rằng chỉnh nhân vô số, tội nghiệt thâm trọng. Có lẽ, ông ta đã thân chinh qua rất nhiều cuộc đấu tranh chính trị ngươi chết ta sống trên cao tầng của ĐCSTQ, biết rõ rằng kẻ thất bại trong đấu tranh chính trị, có biện giải cũng vô nghĩa. Hoặc có lẽ, ông ta trong khi bào chế lý luận cực tả trong Cách mạng Văn hóa, chế tạo lượng lớn các án giả oan sai, đều là chiểu theo ý chỉ của Mao Trạch Đông mà làm. Mao là người người hậu thuẫn tối đại của ông ta, giờ đã không còn nữa.

Năm 1983, Trương Xuân Kiều được giảm án chung thân, được tại ngoại chữa bệnh năm 1998, và chết bệnh tại Thượng Hải vào năm 2005.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới