Thursday, November 21, 2024
Trang chủQuân sựMỹ-Nhật liên thủ chống Tàu

Mỹ-Nhật liên thủ chống Tàu

Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung đang leo thang, Nhật Bản giữ một vị trí độc tôn và được coi là đồng minh cốt lõi của Washington trong tất cả các khía cạnh. Liên minh Mỹ-Nhật kể từ đó cũng bắt tay chống lại ĐCSTQ và duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

(Từ trái qua phải) Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chụp ảnh tại sảnh vào của Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo hôm 24/05/2022. (Ảnh: Zhang Xiaoyu/Pool/Getty Images)

Theo phân tích của Giáo sư Zack Cooper, nhà nghiên cứu của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), hầu hết các chuyên gia Mỹ đều cho rằng Tokyo đã đánh giá chính xác những mối nguy hiểm của ĐCSTQ và đưa ra chính sách thận trọng để đối phó với thực thể này.

Nhận thức tương đồng của Mỹ và Nhật Bản về Trung Quốc giúp thúc đẩy Tokyo và Washington tiến tới hợp tác sâu rộng hơn, và có xu hướng thúc đẩy một liên minh Mỹ-Nhật đầy tham vọng trong tương lai gần.

Trên thực tế, để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và phối hợp tốt hơn giữa Mỹ và Nhật Bản trong việc hoạch định chính sách đối phó với ĐCSTQ, kể từ tháng 4/2017, Diễn đàn Nhật Bản về Quan hệ Quốc tế (JFIR) và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (CEIP) đã tập hợp một nhóm các học giả từ Nhật Bản và Mỹ (cùng với một số học giả châu Âu) để thực hiện một dự án nghiên cứu có tên “Rủi ro và Cơ hội của Trung Quốc trong Kỷ nguyên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở”.

Vào tháng 7/2021, dự án đã phát hành báo cáo “Khuyến nghị khẩn cấp: Đề xuất các nguyên tắc cơ bản của chiến lược Mỹ-Nhật đối với Trung Quốc” (Urgent Recommend: Proposed Basic Principles of a US-Japan Strategy for China). Báo cáo cập nhật và bổ sung với trọng tâm mới là Nga.

Báo cáo tập trung vào bốn lĩnh vực:

  1. Duy trì trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên luật lệ;
  2. An ninh kinh tế;
  3. Đài Loan;
  4. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

Báo cáo đưa ra một loạt các nguyên tắc cơ bản đối với cả hai nước nhằm đối phó với Trung Quốc và đảm bảo một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Bảo vệ trật tự quốc tế và kiên quyết chống lại ĐCSTQ

Theo báo cáo, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đang bị thách thức bởi liên minh Trung-Nga.

Báo cáo cho biết, nếu Trung Quốc thách thức các nguyên tắc cốt lõi của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ như tự do và pháp quyền, thì Mỹ và Nhật Bản sẽ hành động không do dự, đồng thời không thờ ơ trước các hành vi vi phạm nhân quyền của các nhà lãnh đạo độc tài.

Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối thoại với Trung Quốc về các giải pháp đối với đại dịch COVID-19 hoặc giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu, nhưng từ chối hợp tác về những vấn đề này nếu nó làm tổn hại đến các giá trị tự do hoặc trật tự quốc tế, báo cáo cho biết.

Ngăn chặn sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng Eo biển Đài Loan

Đài Loan là vấn đề an ninh nhạy cảm và nguy hiểm nhất, có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa liên minh Mỹ-Nhật và ĐCSTQ, cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của hòn đảo.

Báo cáo cho biết, liên minh Mỹ-Nhật nên chung tay với các quốc gia khác bị Trung Quốc và Nga chèn ép, đồng thời yêu cầu hai nước này ngừng hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bất hợp pháp và cải tạo các đảo ở Biển Đông.

Báo cáo cho biết, Mỹ và Nhật Bản nên chống lại những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng khu vực bằng vũ lực. Bên cạnh đó, Tokyo và Washington cần thúc đẩy các quốc gia bị chèn ép phát triển các biện pháp để ngăn chặn và chống lại những nỗ lực này.

Trong những năm tới, ĐCSTQ có khả năng sẽ tuyên bố mạnh mẽ rằng Mỹ, Nhật Bản và các nền dân chủ tự do tiên tiến khác trên thực tế là các quốc gia “theo chủ nghĩa xét lại”, báo cáo cho biết. Do đó, Mỹ-Nhật và các đồng minh cùng chí hướng nên đoàn kết để chống lại bất kỳ tuyên bố nào như vậy.

Không thể hy sinh an ninh quốc gia chỉ vì hợp tác kinh tế

Đối với các nền dân chủ tự do trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô là kẻ thù chứ không phải là đối tác. Nhưng ĐCSTQ thì khác. Bắc Kinh đặt ra các thách thức an ninh nghiêm trọng nhưng vẫn kèm theo các cơ hội hợp tác kinh tế.

Báo cáo cho biết, Mỹ và Nhật Bản phải chú trọng đến các thương vụ làm ăn với Trung Quốc để tránh nguy cơ bị phụ thuộc quá mức, đặc biệt là đối với các thực thể có liên hệ mật thiết với các cơ sở quân sự hoặc an ninh của Trung Quốc.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng khi phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản nên “tinh ý” hơn để sớm nhận ra các ý định của ĐCSTQ trong việc biến những thương vụ làm ăn thành một công cụ chính trị. Bởi vì ĐCSTQ được biết đến luôn sẵn sàng đặt an ninh quốc gia lên trên lợi ích kinh tế.

Báo cáo cho biết: “Mỹ và Nhật Bản không nên thỏa hiệp các nguyên tắc của mình, bao gồm tự do, nhân quyền và dân chủ, khi hợp tác với Trung Quốc chỉ vì những lợi ích kinh tế ngắn hạn. Hợp tác với Trung Quốc có tác động lâu dài đến trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

“Mỹ và Nhật Bản nên nhấn mạnh rằng các hợp tác kinh tế của Trung Quốc phải phù hợp với pháp quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, báo cáo cho biết.

Mở rộng vòng tròn đồng minh để tìm giải pháp thay thế

Báo cáo đề cập rằng Mỹ và Nhật Bản phải có khả năng cung cấp cho cộng đồng quốc tế nhiều cơ hội hơn ĐCSTQ, trong đó hai nước phải tạo ra một môi trường để các nước đang phát triển có sự lựa chọn về công nghệ và tài chính theo hướng có lợi cho các xã hội dân chủ và tự do.

Ngay cả khi đại dịch COVID-19 gây ra những hạn chế về ngân sách đối với Mỹ và Nhật Bản, cả hai quốc gia cũng nên dành đủ nguồn nhân lực và tài chính để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời xây dựng một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Tăng cường thắt chặt mối bang giao giữa Mỹ và Nhật Bản

Báo cáo nhấn mạnh ba vấn đề đòi hỏi sự liên lạc đặc biệt chặt chẽ trong ngắn hạn giữa các quốc gia cùng chí hướng:

  1. Cách tối đa hóa an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh tiếp tục hợp tác kinh tế với Trung Quốc;
  2. Cách thức duy trì “hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài Loan”;
  3. Luận điệu, chính sách và cam kết nhân quyền trong bối cảnh hiện nay.

Báo cáo cho biết Mỹ và Nhật Bản nên tăng cường thúc đẩy hợp tác liên minh với các nền dân chủ tự do khác như Đài Loan hay Ấn Độ. Để đạt được điều đó, các quốc gia cần thiết lập nhiều cấp độ liên lạc giữa các nhà lãnh đạo, bộ trưởng và cơ quan lập pháp giữa các chính phủ, cũng như giữa các lĩnh vực dân sự và quân sự.

RELATED ARTICLES

Tin mới