Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ sẽ gặp khó nếu không có con chíp Mỹ

TQ sẽ gặp khó nếu không có con chíp Mỹ

Hôm 7/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip, trong đó mở rộng danh mục các dòng chip bị cấm bán sang Trung Quốc và Nga. Một chuyên gia nhận định, các hạn chế mới của chính quyền ông Biden có thể khiến Bắc Kinh ‘thụt lùi vài năm’.

Việc Mỹ siết chặt biện pháp xuất khẩu chip có thể khiến Trung Quốc ‘thụt lùi vài năm’ (Ảnh: Pixabay)

Hôm 7/10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip đối với các công ty IFLYTEK, Dahua Technology, và Megvii Technology của Trung Quốc.

Theo đó, các quy định mới yêu cầu các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ như KLA Corp, Lam Research, và Applied Materials tạm dừng gửi thiết bị cho các nhà máy 100% thuộc sở hữu Trung Quốc sản xuất chip logic tiên tiến.

Bộ Thương mại Mỹ chỉ ra rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu được cập nhật vào ngày 7/10 sẽ hạn chế khả năng Trung Quốc sở hữu chip điện toán tiên tiến, phát triển và bảo trì siêu máy tính cũng như sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Thiết bị này được Trung Quốc sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến, bao gồm vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), đặc biệt là được sử dụng để vi phạm nhân quyền.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Mỹ phụ trách công nghiệp và an ninh Alan Estevez, cho biết trong một thông cáo báo chí hồi tháng 7 rằng, ông sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ lợi ích của Mỹ, cũng như ngăn chặn các công nghệ nhạy cảm và các ứng dụng quân sự lọt vào tay Trung Quốc.

“Chúng tôi đang cập nhật các chính sách để đảm bảo giải quyết những thách thức do Trung Quốc đặt ra. Chúng tôi tiếp tục tiếp cận và phối hợp với các đồng minh và đối tác để làm điều đó”, ông Alan Estevez nói.

Sau khi các biện pháp mới được áp dụng, các công ty Mỹ sẽ không được phép cung cấp chip máy tính tiên tiến, thiết bị sản xuất chip và các sản phẩm liên quan khác cho Trung Quốc mà không có giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ. Do đó, các chip được sản xuất tại các quốc gia khác sử dụng công nghệ của Mỹ trong tương lai cũng sẽ phải tuân theo quy định này.

Tờ New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết, hầu hết các đơn xin cấp phép sẽ bị từ chối, ngay cả khi các thiết bị được vận chuyển đến một nhà máy do một công ty địa phương của Mỹ hoặc đồng minh điều hành.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Washington tin rằng khả năng tính toán tiên tiến dựa vào chip, phần mềm, công cụ và công nghệ của Mỹ đang thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí hủy diệt quy mô lớn cũng như các công nghệ hỗ trợ hoạt động giám sát hàng loạt, tạo điều kiện cho vi phạm nhân quyền.

“Việc cho phép Trung Quốc và quân đội của họ tiếp cận với các thiết bị sản xuất chip và chip hiện đại sẽ gây ra rủi ro an ninh quốc gia Mỹ”, quan chức này cho biết thêm.

Theo phân tích của tờ Reuters, loạt biện pháp này có thể xem là sự thay đổi lớn nhất trong chính sách của Mỹ đối với công nghệ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc kể từ những năm 1990.

Nếu được thực hiện hiệu quả, các chính sách này có thể gây trở ngại cho ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, bằng cách buộc các công ty Mỹ và nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ cắt hỗ trợ cho một số nhà máy và nhà thiết kế chip hàng đầu của Trung Quốc.

Tờ Reuters dẫn lời ông Jim Lewis – chuyên gia công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, một tổ chức tư vấn của Washington, nói rằng biện pháp mới có thể khiến Bắc Kinh “thụt lùi vài năm”.

“Điều này sẽ khiến Trung Quốc thụt lùi nhiều năm. Trung Quốc sẽ không từ bỏ sản xuất chip nhưng điều này thật sự sẽ khiến họ chậm lại”, ông khẳng định.

RELATED ARTICLES

Tin mới