Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ gia tăng kiềm chế ảnh hưởng của TQ ở khu vực...

Mỹ gia tăng kiềm chế ảnh hưởng của TQ ở khu vực Thái Bình Dương

Mặc dù đang lún sâu vào việc hỗ trợ cho Ukraina để chống lại Nga và đưa ra nhiều chính sách trừng phạt Nga nhằm làm Nga suy yếu, nhưng Mỹ luôn coi Trung Quốc mới là đối thủ có thể soán ngôi đứng đầu thế giới của Mỹ.

Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định Mỹ và Thái Bình Dương đã đạt được tầm nhìn chung cho tương lai.

Sau khi Liên Xô tan rã Nga không phải là đối thủ kinh tế của Mỹ, nhưng là đối thủ số một về quân đội. Tiềm lực quân sự giữa hai nước là tương đồng, đặc biệt là tiềm lực về vũ khí hạt nhân.

Ngược lại, trong vài thập kỷ qua Trung Quốc đã nổi lên là cường quốc đối đầu trực tiếp với Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự. Hiện tại Trung Quốc đang là niền kinh tế thứ hai thế giới và đang phát triển với tốc độ thần kỳ có thể cạnh tranh và soán ngôi số 1 thế giới của Mỹ. Về quân sự, Trung Quốc với tiềm lực kinh tế và khoa học – công nghệ đang tập trung xây dựng quân đội không chỉ đồng nhất thế giới mà còn có vũ khí hiện đại đủ để đối đầu trực diện với Mỹ. Đặc biệt chiến lược vành đai -con đường của Trung Quốc không chỉ đưa kinh tế Trung Quốc vươn ra thế giới mà còn đưa quân sự của Trung Quốc có mặt ở các khu vực chiến lược, uy hiếp trực tiếp chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ. Trong khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ, nhiều nơi được Mỹ bảo trợ về an ninh, quân sự thì nay các căn cứ quân sự của Trung Quốc đang làm Mỹ mất dần vị thế, đặc biệt là ở khu vực Thái Bình Dương.

Trước thực tế đó Mỹ đã vội vàng chuyển trực về khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Mỹ cáo buộc, trong vài năm qua, Trung Quốc đã thể hiện tham vọng lớn ở khu vực bằng việc tìm cách gia tăng hiện diện quân sự. Sau khi bồi đắp các đảo ở Biển Đông thành căn cứ quân sự mà trước đó Trung Quốc chiếm của Việt Nam thì gần đây Trung Quốc tìm cách có mặt ở các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, điển hình là ở Solomon. Vừa qua Mỹ và các thành viên nhóm đối tác tại Thái Bình Dương xanh (PBP) đã nhóm họp để bàn về các nỗ lực hợp tác trong bối cảnh cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực ngày càng nóng lên. PBP được thành lập hồi tháng 6, bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Anh, còn Ấn Độ là quan sát viên của tổ chức. Một số nước khác dự kiến có thể tham gia PBP trong tương lai.

Ngày 28 tháng 9, Mỹ đã tổ chức hội nghị với lãnh đạo của 12 quốc gia Thái Bình Dương và đại diện của Australia, New Zealand trong 2 ngày tại Mỹ. Hội nghị nhằm thảo luận về hợp tác giữa Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương về hàng loạt vấn đề.

Đây được coi là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực xa xôi nhưng có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới