Wednesday, December 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnCó 4 lý do khiến ông Hồ Cẩm Đào bị buộc rời...

Có 4 lý do khiến ông Hồ Cẩm Đào bị buộc rời Hội nghị

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bất ngờ ‘bị xốc nách’ khỏi hội trường bế mạc Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 22/10. Sự việc đang làm dấy lên đồn đoán về một cuộc đấu tranh quyền lực.

Một nhân viên nhấc tay ông Hồ Cẩm Đào trong phiên bế mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ hôm 22/10/2022. (Kevin Frayer/Getty Images)

Việc ông Hồ Cẩm Đào đột ngột rời khỏi cuộc họp bế mạc hôm 22/10, trước khi các đại biểu giơ tay biểu quyết ủy viên trung ương, đang thu hút sự chú ý rộng rãi. Theo các clip trên Internet, có thể thấy dường như ông Hồ Cẩm Đào bị buộc phải rời đi.

Sau đó, tài khoản Twitter chính thức bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã (China Xinhua News) đăng tải thông tin: “Phóng viên Tân Hoa Xã Liu Jiawen được biết ông Hồ Cẩm Đào nhất định muốn tham dự lễ bế mạc Đại hội 20, mặc dù gần đây ông đang dành thời gian để hồi phục sức khỏe”.

Tân Hoa Xã là cơ quan ngôn luận cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Kênh truyền thông này cho biết thêm, “Khi ông ấy cảm thấy không khỏe trong buổi bế mạc, vì sức khỏe của ông ấy, các nhân viên đã đưa ông đến một căn phòng bên cạnh hội trường để nghỉ ngơi. Bây giờ ông ấy đã khỏe hơn”.

Trong buổi họp báo vào trưa ngày 23/10 theo giờ Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã công bố danh sách Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới theo thứ tự: Tập Cận Bình, Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, Lý Hy.

Danh sách trên đồng nghĩa với việc các ủy viên khóa trước gồm Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương và Hàn Chính đã bị loại.

Học giả Mỹ: Hồ Cẩm Đào có thể không hài lòng với việc Lý Khắc Cường và Uông Dương bị loại
Ông Trịnh Húc Quang (Zheng Xuguang), một học giả gốc Hoa tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times vào ngày 22/10 rằng, từ đoạn video có thể thấy ông Hồ Cẩm Đào thực sự bị cưỡng chế đưa đi.

“Sau khi đứng lên, ông ấy lại muốn ngồi xuống, nhưng hai nhân viên trẻ tuổi đã cưỡng chế đưa ông ấy đi. Hầu như các ủy viên thường vụ ngồi ở hàng ghế đầu tiên đều không dám đứng lên. Việc này rất hiếm thấy”.

Ông Trịnh nói rằng, nửa đầu cuộc họp có thể là quá trình thảo luận và nửa sau là biểu quyết, kết quả là không ai phản đối và không ai bỏ phiếu trắng. Nếu ông Hồ Cẩm Đào phản đối thì cuộc họp sẽ khó tiếp diễn. Ông Tập muốn dọn sạch thực địa trước khi biểu quyết nên mới mời ông Hồ Cẩm Đào ra ngoài.

Trong danh sách Ủy viên Trung ương khóa mới không có tên ông Lý Khắc Cường và ông Uông Dương. Đây là hai chính trị gia đi lên từ tổ chức Đoàn Thanh niên ĐCSTQ, trong đó nhân vật tiêu biểu là ông Hồ Cẩm Đào, nên đây còn được gọi là “phe Đoàn” hay “phe Hồ”.

Ông Trịnh cho rằng, việc ông Hồ Cẩm Đào đột ngột rời khỏi địa điểm tổ chức lễ bế mạc “có thể là do ông ấy cực kỳ bất mãn với việc Lý Khắc Cường và Uông Dương bị hạ, bởi vì rất có thể phe Đoàn gần như bị xóa sổ”.

Giáo sư Úc: Tập – Hồ tranh chấp vì ông Hồ Cẩm Đào là người thông qua văn kiện giới hạn nhiệm kỳ tổng bí thư
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Chongyi Feng) của Đại học Công nghệ Sydney, Úc, nói với The Epoch Times ngày 22/10 rằng, đoạn video cho thấy phải mất một lúc thì các nhân viên mới đưa ông Hồ Cẩm Đào đi được. “Nếu bản thân ông ấy muốn đi thì khi đứng dậy ông ấy đã bước đi rồi. Không phải là ông ấy không đi được (vì vấn đề sức khỏe) mà là ông ấy không tình nguyện rời đi”.

Giáo sư Phùng cho rằng, tình huống này có thể liên quan đến tranh chấp giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Tập Cận Bình tại cuộc họp. Bởi vì năm 2006 khi ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông đã chủ trì và thông qua một văn kiện trung ương, trong đó quy định rằng lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và chính phủ chỉ được giữ hai nhiệm kỳ. Nhưng hiện nay Điều lệ đảng đã xóa bỏ quy định về nhiệm kỳ.

Phóng viên của The Epoch Times phát hiện ra rằng vào ngày 6/8/2006 khi ông Hồ Cẩm Đào đang nắm quyền, Tân Hoa Xã từng ‘được ủy quyền công bố’ “Quy định tạm thời về nhiệm kỳ của các chức vụ lãnh đạo Đảng và cán bộ Chính phủ”. Điều 6 trong quy định viết: “Các lãnh đạo Đảng và cán bộ Chính phủ từng giữ chức vụ trong hai nhiệm kỳ liên tiếp sẽ không còn được tiến cử, đề cử hay bổ nhiệm giữ chức vụ đó”. Đối tượng bị hạn chế cũng bao gồm Tổng Bí thư ĐCSTQ.

Ông Phùng nói, “Hồ Cẩm Đào là một người tương đối quy củ. Ông ấy sẽ đưa tài liệu này cho Tập Cận Bình để đối chất: Đây là quy định của đảng, tại sao ông không tuân theo?”.

Tiến sĩ Chính trị: Ông Tập lo ông Hồ sẽ phản ứng bất thường khi nghe kết quả biểu quyết
Ông Vương Quân Đào (Wang Juntao) là Tiến sĩ Chính trị học từ Đại học Columbia Mỹ và là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Đảng Dân chủ Trung Quốc (China Democracy Party). Ông nói với The Epoch Times vào ngày 22/10 rằng, khi được “mời” đi ông Hồ Cẩm Đào có vẻ hơi ngạc nhiên. “Họ mời ông ấy ra ngoài, có lẽ ông ấy còn chưa từng nghĩ đến việc này sẽ xảy ra nên không kịp phản ứng”.

“Xét từ hành động này, có thể thấy ông Tập trội hơn hẳn, bây giờ ai dám động vào Tập Cận Bình?”, Tiến sĩ Vương nói.

Ông Vương cho hay, “Tôi nghĩ rằng Tập Cận Bình thực sự không muốn Hồ Cẩm Đào biết kết quả [bỏ phiếu] nên đã đưa ông ta ra trước. Có thể Hồ Cẩm Đào sẽ ngất tại chỗ khi nghe kết quả, hoặc ông ấy sẽ làm ra hành động gì đó bất thường”.

“Gọi là lôi ra cũng được, mời ra cũng được, tóm lại là ông ấy buộc phải rời đi. Cho nên lúc đầu ông ấy có chút bối rối, bởi vì đầu não phản ứng chậm, suýt chút nữa còn lấy thứ gì đó trên bàn của Tập Cận Bình”, ông Vương chỉ ra.

Học giả Luật: Sau Đại hội 20, Tập Cận Bình nắm chắc quyền lực trong tay
Giáo sư Viên Hồng Băng (Yuan Hongbing) từng giảng dạy tại Khoa Luật của Đại học Bắc Kinh Trung Quốc, hiện ông là học giả luật tại Úc. Ông nói với The Epoch Times hôm 22/10 rằng, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 20 sẽ phải trung thành với đường lối chính trị của ông Tập Cận Bình. Ít nhất là phải trung thành trên bề mặt và họ là những chiến mã chính trị của ông ta.

Ông Viên nói, nhìn chung, Tập Cận Bình sẽ cài cắm các thân tín của mình vào các vị trí quan trọng thông qua Đại hội 20 và sẽ nắm chắc quyền lực trong tay. Nhưng mặt khác, ông ta cũng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn chính trị.

“Từ góc độ kinh tế, các chính sách kinh tế của Tập Cận Bình chắc chắn sẽ đưa nền kinh tế Trung Quốc lún sâu hơn nữa. Còn cuộc khủng hoảng chính trị là ĐCSTQ đã làm mất lòng nhân dân về mọi mặt, ví như sự kiện người biểu tình treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước khi Đại hội 20 khai mạc. Có thể thấy ĐCSTQ vô cùng mong manh, một chút bất ổn xã hội cũng có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền dữ dội”, học giả luật nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới