Sunday, November 24, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCái chết đau đơn của Bộ trưởng Bộ CN Than trong CM...

Cái chết đau đơn của Bộ trưởng Bộ CN Than trong CM Văn hóa

Trong mười năm “Cách mạng Văn hóa”, những lời nói của Mao Trạch Đông được coi là “chỉ thị tối cao”. Một câu nói của ông ta, có thể để người ta sống, cũng có thể buộc người ta chết. Đương thời, Trương Lâm Chi, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than đã bất hạnh trở thành quan chức cao cấp cấp bộ trưởng đầu tiên bị đánh đến chết, cũng có quan hệ rất lớn đến một câu nói của Mao.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Trương Lâm Chi, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than đã bất hạnh trở thành quan chức cấp cao cấp bộ trưởng đầu tiên bị đánh chết. (Được cung cấp bởi “Trăm năm chân tướng”)

Hôm nay, chúng tôi xin cùng quý vị ôn lại tấn bi kịch này.

Trương Lâm Chi, người huyện Nam Cung, tỉnh Hà Bắc, sinh năm 1908, gia nhập ĐCSTQ năm 1929. Năm 1949 sau khi ĐCSTQ chiếm lĩnh Nam Kinh, ông đầu tiên giữ chức Phó thị trưởng Nam Kinh, sau đó là bí thư thứ hai và bí thư thứ nhất Thành ủy Trùng Khánh. Từ tháng 9/1957 đến tháng 1/1967, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than.

Trương Lâm Chi bị điểm danh
Vận rủi của Trương Lâm Chi bắt đầu từ một hội nghị công tác của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.

Theo bài báo “Hồi ức, khảo chứng của Lưu Nguyên và Hà Gia Đống về một đoạn lịch sử”, từ ngày 15/12/1964 đến ngày 14/1/1965, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã tổ chức hội nghị công tác toàn quốc. Khi thảo luận về những mâu thuẫn chủ yếu của “Vận động bốn trong sạch”, Mao Trạch Đông, Chủ tịch Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch, đã phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn giữa hai người nhanh chóng trở nên gay gắt.

Mao Trạch Đông nói: “Cuộc vận động này của chúng ta, gọi là vận động giáo dục xã hội chủ nghĩa, không phải cái gì là vận động ‘Bốn trong sạch’ và ‘Bốn không sạch’, cái gì là nhiều loại mâu thuẫn giao thoa trong vận động, làm gì có nhiều giao thoa như vậy? Cái gọi là ‘Bốn trong sạch’ ‘Bốn không sạch’, xã hội nào cũng đều có thể chỉnh; mâu thuẫn giao thoa trong ngoài đảng, điều gì đảng đều có thể dùng. Không nói rõ ràng tính chất của mâu thuẫn. Đó không phải là vận động giáo dục chủ nghĩa gì, mà là vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội, trọng điểm là chỉnh đốn phái đương quyền trong nội bộ đảng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa!”

Lưu Thiếu Kỳ nghe vậy nói: “Đối với cái ‘phái’ này, tôi mãi không lý giải được. Người đi theo con đường tư bản là có, nhưng giai cấp tư sản đều sắp tiêu vong, làm sao có khả năng có phái nào? Khi nói đến phái, có quá nhiều người, chẳng phải đến đâu cũng đều có mâu thuẫn địch ta. Bộ Than, Bộ Luyện kim, bộ nào là phái đương quyền đi theo chủ nghĩa tư bản?”

Mao Trạch Đông buột miệng: “Chính là Trương Lâm Chi!”

Sự phiến động của Giang Thanh và Thích Bổn Vũ
Mao Trạch Đông điểm danh Trương Lâm Chi, ngoài vợ của Mao là Giang Thanh, còn có đồng thư ký của Mao và Giang là Thích Bổn Vũ biết chuyện. Sau khi “Cách mạng Văn hóa” nổ ra vào tháng 5/1966, Giang Thanh giữ chức vụ Phó tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương, và Thích Bản Vũ là thành viên của tiểu tổ Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ.

Và Trương Lâm Chi chỉ vì vậy mà phải chết.

Giang Thanh và Thích Bổn Vũ buộc Trương Lâm Chi hai tội danh: một là bè đảng của Bành Chân; hai là phản đối Mao Chủ tịch. Bành Chân là một trong những thành viên đầu tiên của “Tập đoàn phản đảng Bành La Lục Dương” bị đả đảo sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, từng là ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ và là bí thư thứ nhất Thành ủy Bắc Kinh.

Theo bài báo “Hồi ức về Cách mạng Văn hóa của Viện Khoáng sản Bắc Kinh”, ngày 14/12/1966, khi Giang Thanh trực tiếp gặp đại biểu quần chúng của Học viện Khoáng nghiệp Bắc Kinh, bà ta nói: “Các bạn mới hỏi về Trương Lâm Chi, tôi có thể nói rõ ràng rằng, ông ta không phải là người của chúng ta, mà là bè đảng của Bành Chân, tức là họ rất thân thiết! Các tiểu tướng, các bạn có thể đả đảo ông ta và người ủng hộ ông ta, Khrushchev của Trung Quốc.” “Chúng tôi muốn những kẻ đi theo phái tư bản như Trương Lâm Chi phải bị phê đảo phê xú, phê thâm phê thấu, phê triệt để như Trotsky hồi đó.”

Ngày 19/12/1966, theo sự sắp xếp của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, Trương Lâm Chi đến Học viện Khoáng nghiệp Bắc Kinh để “tiếp thụ phê bình giáo dục của quần chúng”. sau đó bị bắt giam.

Trương Quang Du, con trai của Trương Lâm Chi trong bài báo “Bộ trưởng Bộ Than Trương Lâm Chi vì sao mà chết?”, hồi ức rằng, vào ngày 24/12/1966, Thích Bổn Vũ theo lệnh của Giang Thanh đến Học viện Khoáng nghiệp Bắc Kinh và phát biểu trước quân tạo phản: “Trương Lâm Chi là bè đảng của Bành Chân, pháo hỏa của các cậu chưa đủ mãnh liệt, còn cần tập trung oanh tạc, ra sức oanh tạc.” Có học sinh hỏi: “Có tài liệu nào về phương diện này để cung cấp cho quần chúng phê phán không?” Thích Bổn Vũ trả lời: “Các cậu phải tự tìm tài liệu đó”, “Cần tài liệu sống, không phải tài liệu chết.”

Sau phát biểu của Thích Bổn Vũ, việc phê đấu Thích Bản Vũ đã leo thang đáng kể.

Trương Lâm Chi bị phê đấu trong 32 ngày
Theo ghi chép “Ký ức thăng trầm của những nhân vật phong vân Trung Nam Hải”, ngày 26 /12/1966, một nhóm học sinh hùng hổ xông vào phòng của Trương Lâm Chi, không đợi ông nhìn rõ khuôn mặt của những người này, một hắc đại ca nhắm thẳng bụng ông đấm hai kịch quyền. Trương Lâm Chi ngã vật xuống đất. Rồi ông phẫn nộ ngóc đầu lên hét to: “Không được hồ đồ, không được đấu võ!”

Âm thanh còn chưa dứt, một kẻ đã lao đến, quyết liệt túm lấy tóc ông mà lôi, trong khi một kẻ khác treo một tấm biển lớn ghi “Trương Lâm Chi, bè đảng của Bành Chân” và có một chữ thập đen trên đó. Trong lúc hỗn loạn, một nửa mái tóc của Trương Lâm Chi đã bị kéo trọc. Sau đó, ông bị lôi lên một chiếc xe tải lớn bên ngoài lầu, bắt đầu lần du đấu thứ nhất.

Sau đó, Trương Lâm Chị bị kéo đến cơ quan Bộ Than, đoàn Văn công Than, Học viện Khoa học Than và các đơn vị khác để phê đấu và đánh đập.

Vào ngày 28/12/1966, đại hội phê đấu Trương Lâm Chi đã được tổ chức tại đại lễ đường của Bộ Công nghiệp Than. Một quan chức tham dự đại hội lúc đó đã viết trong nhật ký của mình:

“Bộ trưởng Trương bị bắt lên sân khấu, cưỡng hành quỳ phục xuống. Ông mạnh mẽ ngẩng đầu lên, nhưng Lý XX và Đái X nhào tới, dùng lực ấn đầu ông xuống. Tiếp đó, bốn người nữa nhất tề đạp lên bắp chân ông, khiến ông không thể nào đứng được. Rồi một số người cầm một gậy gỗ có cắm đinh móc vào cổ áo ông, bộ trưởng Lâm liều mình phản kháng, khiến những cái đinh nhọn cứa vào tai, mặt, mũi ông, máu chảy ròng ròng xuống cổ. Hội nghị vừa xong, Lý XX và những kẻ khác vặn ngược tay Trương, lôi ông sang lễ đường nhỏ du đấu, rồi lại lôi ông ra giữa sân, trước cổng lớn để đấu khẩu. Bộ trưởng Trương đứng trên ghế đẩu, áo xống bị lột sách, phơi mình dưới trời tuyết âm 17 độ. Toàn thân ông thương tích, hai tay giơ tấm biển gỗ, vừa thở vừa co rúm, toàn thân run rẩy. Một số kẻ còn nạt ông đứng không thẳng, liền dùng dao nhỏ đâm, xẻo ông,…”

Vào ngày 12/1/1967, Trương Khắc Phi, con gái của Trương, đến thăm cha cô tại Viện Khai thác mỏ Bắc Kinh. Sau này cô hồi ức lại, kể: “Khi đang lo lắng đi tới đi lui ngoài hành lang, tôi đột nhiên nghe thấy tiếng la hét từ trên tầng, xen lẫn tiếng chế nhạo, chửi thề và khẩu hiệu. Tôi tim đập thình thịch, vội vã nhảy lên cầu thang đợi cha. Ông bị hộ tống từng bước từng bước xuống, nước mắt tôi không thể ngừng chảy – cha tôi mặc chiếc quần bông mà mẹ tôi mua cho để quỳ khi bị phê đấu, nhưng vì dài, ống quần bị xoắn lên, trên thân mặc một chiếc áo bộ đội bạc màu, mái tóc cha tôi bị lột trọc quá nửa, trước sau ngực ông treo một tấm biến gỗ lớn, trên tay còn giơ một cái biển.”

Trương Khắc Phi kể: “Cha tôi nhìn thấy tôi, mà không thể gọi tên tôi. Những kẻ côn đồ đã tóm lấy tôi, bức vấn ông phải hỏi xem tôi là ai, cha tôi sợ rằng chúng sẽ hạ độc thủ với tôi, nên ông từ chối trả lời. Chúng liền giương mặt tôi lên, dùng thắt lưng đánh cha tôi, vừa đánh vừa chửi: ‘coi mày có nói không, coi mày có nói không…’.”

Vào ngày này, trong 24 giờ, Trương Lâm Chi một hạt gạo không được ăn, một giọt nước không được uống. Ông đã ngồi hơn 5 giờ trước tờ giấy trắng để viết giao đãi, cuối cùng ông đoan đoan chính chính viết:

“Tôi một lần nữa trình bày rõ, những lời nói rằng tôi tấn công Mao Chủ tịch tại hội nghị của đảng chỉ là tin đồn thuần túy và dàn dựng hãm hại. Các bạn đã tra khảo tôi nhiều ngày như vậy, tiêu phí công sức lớn như vậy, chụp cho tôi cái mũ là ‘bè đảng’ của Bành Chân, nhưng không có sự thực như vậy. Những bức vấn như vậy sau này, tôi nhất quyết cự tuyệt trả lời.”

Trương Lâm Chi bị đánh đến chết
Ngày 21/1/1967 là ngày thứ 33 mà Trương Lâm Chi đến Học viện Khoáng nghiệp Bắc Kinh để làm cái gọi là “tiếp thụ giáo dục phê bình của quần chúng”. Giữa thanh thiên bạch nhật ngày hôm đó, Trương Lâm Chi phải cầm một tấm biển “phần tử phản cách mạng chủ nghĩa xét lại”, bị phê đấu trong sáu giờ.

Khoảng 6 giờ tối, ông gục xuống giường, kiệt sức. Đột nhiên, bảo vệ Vương XX và Điền XX đẩy cửa, đưa năm sáu người vào. Trương Lâm Chí chưa kịp mở miệng thì đã bị kéo ngã xuống đất. Sau đó, ông bị cưỡng chế quỳ trên một chiếc ghế dài, trên cổ bị đeo một thứ gì đó rất nặng, mồ hôi chảy ròng ròng từ trên đầu xuống. Hóa ra đó là một cái bếp sắt lớn được bọc trong một tấm nệm.

Sau đó, là thẩm vấn chiếu lệ. Những kẻ phái tạo phản tiếp tục hỏi ông liệu ông có phải là bè đảng của Bành Chân, và liệu ông có phản đối Mao Chủ tịch hay không, nhưng Trương cự tuyệt thừa nhận, hoàn lại câu trả lời của ông là một trận độc thủ khác. Chiếc thắt lưng sắt múa như bay đập vào xương đầu mi trái của ông, đánh nứt xương đầu phía sau của ông, xé toạc áo trong của ông. Ông ngã xuống bất tỉnh, cuối cùng, đôi mắt tối sầm lại, đổ gục xuống đất.

Sáng sớm ngày 22/1/1967, Bắc Kinh tích thủy thành băng, Trương Lâm Chi 59 tuổi, đã bị hồng vệ binh đánh chết. Khâu Thừa Quang, con trai của cựu trung tướng ĐCSTQ Khâu Hội Tác, đã viết một bài báo hồi ức lại, thời điểm đó, Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một văn bản nói rằng Trương Lâm Chi là “tay sai của Lưu Thiếu Kỳ trên mặt trận than”; Quân tạo phản còn nói là ông “tự sát”, “tự tuyệt với nhân dân”.

Sau này, tòa án xét xử Giang Thanh đã đưa ra các bức ảnh khám nghiệm tử thi của Trương Lâm Chi. Bức ảnh này thật kinh hoàng, trên lưng ông có hơn 30 vết thương, trên đầu có vết thương nặng, sâu đến màng xương.Nạn nhân của cuộc đấu đá nội bộ cao tầng của ĐCSTQ

Sau khi nghe về thảm nạn của Trương Lâm Chi, tôi tin rằng không ít quý vị cảm thấy thật là phi lý, và nhiều người đã đặt câu hỏi: Tại sao Mao Trạch Đông lại nói Trương Lâm Chi là “phái đương quyền đi con đường tư bản” vào năm 1964? Chúng tôi cũng đã kiểm tra rất nhiều tư liệu, nhưng chúng tôi rốt cuộc không thể tìm thấy bất kỳ mâu thuẫn nào giữa Mao và Trương.

Quay trở lại trưởng cảnh Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ tranh luận, Trương Lâm Chi thực tế là do bị Mao và Lưu lôi vào câu chuyện. Lúc đó, Mao Trạch Đông miệng nói Trương Lâm Chi, nhưng tâm tưởng Lưu Thiếu Kỳ.

Sau khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ năm 1966, Mao đã đả đảo Lưu Thiếu Kỳ trong trung ương, và trong các bộ, và ủy ban trung ương, cũng như ở các tỉnh, khu tự trị và thành phố, ông ta cũng muốn đánh bại một số “đại lý nhân” của Lưu. Kết quả là Trương Lâm Chi, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than, bị biến thành một trong những đại lý nhân của Lưu ở các bộ trung ương.

Rốt cuộc, đối với ĐCSTQ mà nói, nếu chúng muốn gia tội, lo gì không có cách?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới