Saturday, January 11, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hội“Thảm cảnh” ở Việt Nam: Nhân viên y tế bỏ việc, người...

“Thảm cảnh” ở Việt Nam: Nhân viên y tế bỏ việc, người bệnh thiếu thuốc

Uỷ ban Xã hội của Quốc hội gửi đến các vị đại biểu một số ý kiến về lĩnh vực Ủy ban này phụ trách, trong đó có công tác chăm sóc sức khoẻ nhân.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan thảo luận tại tổ TP.HCM (Ảnh Duy Linh).

Viên chức y tế thôi việc hoặc bỏ việc chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 gần bằng cả năm 2021, năm 2023 vẫn có nguy cơ thiếu thuốc.

Uỷ ban Xã hội của Quốc hội vừa gửi các vị đại biểu một số ý kiến về lĩnh vực Ủy ban này phụ trách, trong đó có chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nêu những vấn đề cần quan tâm, dẫn số liệu từ Bộ Y tế, cơ quan của Quốc hội cho biết, trong 6 tháng đầu năm, có tổng số 4.162 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, luỹ kế từ đầu năm 2021 đến 30/6/2022 là 9.467 người.

Như vậy, số lượng viên chức y tế thôi việc hoặc bỏ việc chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022 gần bằng cả năm 2021.

“Ủy ban Xã hội đồng tình với những nguyên nhân mà Bộ Y tế đã chỉ ra14 trong đó có nguyên nhân là lương, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức y tế chưa tương xứng với trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, nhất là tại cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở; chưa thực hiện đúng quan điểm được chỉ ra tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII15 và cho rằng, cần đánh giá kỹ từng nguyên nhân làm căn cứ đưa ra được giải pháp trúng và đúng, có cơ chế, chính sách, đãi ngộ tạo động lực cho đội ngũ nhân viên y tế. Bên cạnh đó, cần làm rõ số lượng viên chức y tế chuyển sang công việc khác, số lượng chuyển sang y tế tư nhân;đánh giá sâu sắc, toàn diện vấn đề này và đặt trong bối cảnh trước, trong khi dịch bùng phát”, báo cáo nêu quan điểm.

Vấn đề tiếp theo cần được quan tâm, theo cơ quan của Quốc hội là tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại nhiều địa phương, ảnh hưởng rất lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh: 28/34 địa phương, 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc16; 26/34 địa phương và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất; 14/34 địa phương và 08/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế.

Năm 2023, nguy cơ thiếu thuốc khi hơn 13.000 thuốc sẽ hết hiệu lực đăng ký lưu hành, sẽ ảnh hưởng lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh nói chung, cơ quan của Quốc hội nhấn mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu của việc này, theo báo cáo là do hành lang pháp lý về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế còn chưa hoàn thiện, gây nhiều cách hiểu khác nhau khi triển khai thực hiện. Việc xử lý vi phạm của một bộ phận công chức, viên chức y tế đã tạo ra tâm lý e ngại, sợ sai, sợ chịu trách nhiệm, không dám mua sắm của các địa phương, đơn vị; Cạnh đó còn có khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc theo quy định tại Luật Dược năm 2016.

Uỷ ban Xã hội cũng nhấn mạnh, một số vấn đề tồn tại từ lâu nhưng chưa có giải pháp khắc phục, giải quyết triệt để như quá tải bệnh viện; lương, phụ cấp còn thấp; vướng mắc trong cơ chế tự chủ tài chính, giá dịch vụ y tế, xã hội hóa dịch vụ y tế tại bệnh viên công…

Liên quan đến thực trạng đáng báo động của ngành y, ngày 22/10 khi thảo luận tại tổ, một số vị đại biểu trong ngành cũng nhìn nhận rằng những bất cập về cơ chế chậm được tháo gỡ khiến cho các nhân viên y tế và bệnh nhân đều lao đao.

Đại biểu Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) phản ánh rằng, từ lúc có ý kiến nói lên việc thiếu thuốc, trang thiết bị y tế đến nay hơn 8 tháng. Chính phủ rồi các bộ ngành họp rất nhiều nhưng đến giờ chưa có thay đổi nào về chính sách. Nhân viên y tế các bệnh viện đang loay hoay ko biết mua sắm thế nào cho đúng.

Do đó, hiện giờ nhân viên y tế, thời gian làm chuyên môn giảm đi rất nhiều mà tập trung vào mua sắm đấu thầu, nên gặp rất nhiều khó khăn, ông Thức nêu thực tế.

Vị đại biểu này nhận định, hiện tại bao nhiêu khó khăn đổ hết lên đầu bệnh nhân nghèo. Người bệnh có tiền thì ra bệnh viện tư, nhưng thực tế là giá dịch vụ ở đây cao hơn bệnh viện công nên không phù hợp với người nghèo.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) thẳng thắn, vào viện bây giờ không chỉ thiếu thuốc, mà thiếu từ băng gạc, bệnh nhân chịu đau đớn, tự đi mua. Và như thế bảo hiểm y tế không thanh toán được. “Như vậy là đã tước đi quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân, giảm đi hiệu quả của bảo hiểm y tế và chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân”, đại biểu nhận xét.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới