Khắp thế giới cũng như người dân trong nước đều đang cầu mong cho nền hòa bình được lập lại ở Ukraine. Thế nhưng, đường lối ngoại giao của chính quyền Kiev chỉ đang làm tồi tệ hơn tình hình ở nước này.
Ngày 26/10/2022 vừa qua, Bộ Ngoại giao của chính quyền Đài Loan đã tổ chức “Tiệc chiêu đãi hữu nghị Đài Loan-Ukraine” nhằm chào mừng các vị khách quý của Quốc hội Ukraine và Lithuania đến Đài Loan tham dự Đại hội toàn cầu “Phong trào Dân chủ Thế giới” (WMD) lần thứ 11. Tâm điểm của buổi tiệc chính là sự tham dự của Nghị sĩ Quốc hội Ukraine – bà Kira Rudik.
Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 27/10 rằng: “Trung Quốc sẽ kiên quyết ủng hộ Nga, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin để đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Nga vượt qua khó khăn”. “Trung Quốc sẵn sàng làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Nga ở tất cả các cấp” ông Vương nói thêm. Đáng nói, đây còn là những bình luận chính thức đầu tiên của Bắc Kinh về Nga sau đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.
Dư luận Trung Quốc cũng phản ứng rất mạnh trước động thái thăm Đài Loan của Ukraine. Tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc cho đăng tải bài viết của nhà báo Zhang Lipeng, đề xuất Chính phủ Trung Quốc cần chấm dứt quan hệ ngoại giao với Ukraine vì quan chức Quốc hội Ukraine Kira Rudyk đã đến Đài Loan và còn gọi Đài Loan là “đồng minh chiến đấu cho tự do dân chủ”. Ông cho biết việc này là hành động xâm phạm chủ quyền Trung Quốc và Trung Quốc không thể tha thứ.
Cùng quan điểm, chuyên gia Liu Tian của Khoa Chính trị, Đại Học Vũ Hán, cho biết cần loại bỏ Ukraine khỏi chính sách của Trung Quốc vì Ukraine đã công khai chống lại chính sách “Một Trung Quốc”.
Như chúng ta đã biết Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng từng tuyên bố phải thu hồi hòn đảo và sẽ dùng tới biện pháp quân sự nếu cần thiết. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực để việc thu hồi diễn ra trong hòa bình. Minh chứng là Trung Quốc đã không phát động chiến tranh kể cả khi Chủ tịch hạ viện Mỹ Nancy Pelosy đến thăm chính thức hòn đảo hồi tháng 9/2022.
Chiến tranh nổ ra lúc này là không hề tốt cho Trung Quốc. Quốc gia này đang phải tập trung giải quyết các vấn đề trong nước, từng được nêu rõ tại Đại hội 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhằm chuẩn bị nội lực hướng tới một tương lai là siêu cường với Mỹ. Do đó dù tuyên bố sẽ đáp trả về quân sự nhưng Bắc Kinh vẫn muốn hòn đảo sáp nhập trong hòa bình.
Cũng vì thế mà việc Ukraine đến thăm Đài Loan không khác gì châm thêm dầu vào lửa, đẩy Trung Quốc và Đài Loan tiến gần hơn đến nguy cơ chiến tranh, và làm tổn hại đến an ninh của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Chưa kể, đường lối ngoại giao này còn đi ngược lại với lợi ích của nhân dân Ukraine. Trung Quốc hiện đang được xem là điểm tựa cho kinh tế Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ phương Tây ngày càng tăng. Nga gần đây cũng đã trở thành nhà cung cấp dầu mỏ lớn cho Trung Quốc. Còn Trung Quốc cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 30% trong 8 tháng đầu năm nay.
Nên vốn dĩ để sớm kết thúc chiến tranh, Ukraine cần tìm sự ủng hộ các nước, nhất là Trung Quốc, vậy mà họ đã làm mất lòng chính quyền Bắc Kinh và người dân quốc gia này. Và vốn dĩ để sớm kết thúc chiến tranh, Ukraine cần tránh gây thêm những hiểu lầm ngoài khu vực, vậy mà họ đã một lần nữa cùng với Mỹ thổi bùng lên ngọn lửa ở eo biển Đài Loan.
Đây là một nước đi tạo thêm nguy cơ chiến tranh của Ukraine ở thời điểm hiện tại. Khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á đang yên bình, nhưng những hành động của Ukraine đang buộc chúng ta phải đương đầu với những bất ổn mới.
T.P