Wednesday, January 22, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaCao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng trên dãy Himalaya nguy cơ...

Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng trên dãy Himalaya nguy cơ sụp đổ

Trong những thập kỷ gần đây, băng vĩnh cửu trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng thuộc dãy Himalaya đã tan với tốc độ cao gấp đôi trung bình toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định cơ sở hạ tầng cao nguyên này.

Cao nguyên Thanh Hải.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment, khi lớp băng vĩnh cửu tan, ước tính làm hư hỏng 38% đường bộ, 39% đường sắt và đường dây điện, và 21% các tòa nhà bị đe dọa.

Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng là một khu vực rộng hơn 2,5 triệu km 2 . Vùng này trải dài từ phía tây Trung Quốc đến Pakistan, bao gồm các khu vực của Nepal, Ấn Độ, đông Tajikistan và phía nam Kyrgyzstan.

Ông Mathieu Morlighem, giáo sư khoa học trái đất tại Đại học Dartmouth (Mỹ), nói với tờ Newsweek : “Người ta cho rằng với tác động của biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, khiến lớp băng vĩnh cửu đang bắt đầu tan với tốc độ nhanh chóng”.

Ông John S. Kimball, giáo sư hệ sinh thái học tại Đại học Montana (Mỹ), cho biết mối quan tâm lớn của ông là lớp băng vĩnh cửu ở khắp mọi nơi trên Trái đất đã trở nên không ổn định và đang tan dần. Chúng đang tan nhanh hơn 3 lần tốc độ ấm lên trung bình toàn cầu ở các vĩ độ cao phía bắc.

Khi lớp băng vĩnh cửu tan dẫn đến mặt đất không ổn định hoặc dịch chuyển. Điều này sẽ làm hỏng nền móng của tòa nhà, đường sá, đường ống, sạt lở đất và các cơ sở hạ tầng khác.

Sạt lở đất có thể đặc biệt nguy hiểm ở các cảnh quan núi do địa hình giảm dần và độ dốc lớn hơn.

Ở quy mô khu vực, sự tan băng vĩnh cửu trên khắp Bắc Cực đang góp phần vào việc làm khô trên diện rộng các hồ và các vùng nước khác.

Các quan sát từ vệ tinh và mặt đất cho thấy xu hướng bề mặt rộng khắp khu vực băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đang bị khô hạn dần, bao gồm cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng.

Đặc biệt, trên cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng với các hồ nước ngọt trên núi cao cung cấp nước cho ba con sông dài nhất ở châu Á. Đây cũng là nguồn cung cấp nước chính cho khoảng 20% ​​dân số thế giới.

Khi các sông băng và lớp băng vĩnh cửu tiếp tục tan chảy quá nhanh, làm các hồ, sông và các vùng nước khác trên cao nguyên bắt đầu khô cạn, cao nguyên sẽ bị sa mạc hóa.

Nhiều sông băng sẽ biến mất vào năm 2050

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết các sông băng lớn trên thế giới, bao gồm cả Dolomites (Ý), núi Kilimanjaro (Tanzania) và các công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ), sẽ biến mất vào năm 2050, theo Đài CNBC.

Ngay cả khi mức tăng nhiệt độ toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5⁰ C – một viễn cảnh ngày càng khó xảy ra – ít nhất 1/3 trong số khoảng 18.000 sông băng trên 50 Di sản thế giới sẽ biến mất vào giữa thế kỷ này.

Trong khi đó, một nửa nhân loại phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào các sông băng, như một nguồn nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và năng lượng, theo báo cáo UNESCO.

“Chỉ có giảm nhanh mức phát thải CO 2 , chúng ta mới có thể cứu được các sông băng và sự đa dạng sinh học đặc biệt phụ thuộc vào chúng “, Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay tuyên bố.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới