Từ khi cuộc chiến ở Ukraina bùng nổ, các nước EU luôn đồng thuận với Mỹ trong việc trừng phạt Nga. Tháng 9 vừa qua Nga ước tính đã áp đặt lên nước này 11.000 lệnh trừng phạt nhằm gây áp lực buộc Moscow dừng chiến dịch quân sự hơn 7 tháng qua. Các biện pháp Mỹ nhằm vào những hàng hóa chủ lực của Nga như rượu vodka, kim cương, xăng dầu … là những thứ mà nhiều nước EU vốn nhập khẩu lớn từ Nga và hiện nay vẫn đang rất cần.
Trong khi đó Mỹ lại để ngỏ một số hàng hóa khác chưa bị cấm vận như nhôm, thép, titan, gỗ và uranium được làm giàu để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Đây là những thứ mà nước Mỹ rất cần phải nhập khẩu từ Nga.
Nga cho biết, họ vẫn đang chịu đựng được các đòn cấm vận của phương Tây dù các biện pháp đó gây không ít khó khăn cho Nga. Ngày 6 tháng 10, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho rằng nền kinh tế Nga sẽ trở lại đà tăng trưởng vững chắc hơn trong năm tới.
Truyền thông Mỹ những ngày qua cho biết giới chức Mỹ khá thất vọng vì các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga không gây tác động có thể khiến Nga tổn thương như Mỹ dự đoán.
Nga cũng được nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc chia sẻ, giúp cho kinh tế Nga vẫn trụ vững.
Các nước EU lại chịu hậu quả nặng nề từ việc cấm vận Nga. Nước Đức chịu hậu quả nhiều nhất khi dầu mỏ và khí đốt bị hạn chế, công nghiệp của Đức bị suy giảm nghiêm trọng vì phụ thuộc rất lớn vào dầu khí của Nga với giá rẻ. Đầu tháng 10, Đức buộc phải công bố sẽ luân phiên cắt điện 3 giờ một ngày. Hàng hóa ở Đức và các nước EU kham hiếm, giá cả tăng vọt quá sức chịu đựng của người dân. Bị cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, Đức buộc phải mua khí đốt của Mỹ với giá rất cao. Vừa qua Đức đã lên tiếng phản đối Mỹ tăng giá khí đốt và cho rằng Mỹ đang hưởng lợi từ việc cấm vận Nga. Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu là 10%, ở Đức là 10,9%, Hà Lan là 17,1%, Latin là 22,4%, Lithuania là 22,5% do cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Còn lạm phát ở Nga lại giảm từ 17,83% xuống mức 13,5%.
Điều trớ trêu là trong khi nhập khẩu của các nước EU từ Nga suy giảm thì Mỹ lại tăng. Cục thống kê dân số Mỹ cho biết từ tháng 1 đến tháng 8, Mỹ đã nhập của Nga số hàng hóa trị giá 12,1 tỷ USD và xuất khẩu tới Nga khoảng 1,3 tỷ USD.
Dù Tổng thống Mỹ Joe Biden luôn lớn tiếng cam kết sẽ tung ra các biện pháp mạnh để giáng đòn đau với Moscow thì Mỹ vẫn tiếp tục nhập hàng loạt các loại hàng hòa từ Nga mà Mỹ đã khôn khéo không đưa vào danh sách trừng phạt.
Rõ ràng EU đang bị Mỹ lừa gạt và đang chịu nhiều thiệt hại nhất là khi mùa đông đang trở lên khắc nghiệt.
H.B