Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Ukraina lên án TQ

Tại sao Ukraina lên án TQ

Trên bàn cờ chính trị quốc tế, các kỳ thủ đang di chuyển, và hiện Ukraina đang ghi điểm bằng cách lên án chế độ Trung Quốc về tội ác chống lại loài người, đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương.

Hình ảnh cho thấy chính quyền Trung Quốc đang áp bức người Duy Ngô Nhĩ vào ngày 10 tháng 7 năm 2019.

Hôm 31/10, Ukraina cùng với 49 quốc gia phương Tây đã ký vào một bản kiến ​​nghị tố cáo chính sách nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bản kiến ​​nghị đã được thụ lý tại Liên Hợp Quốc, và được liên kết với một báo cáo vào cuối tháng 8 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cảnh báo về những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc tranh luận chung về nhân quyền tại Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng LHQ. Trước đây, Ukraina luôn giữ quan điểm trung lập, im lặng, bao gồm cả việc lên án tội ác chống lại loài người.

Lập trường chống lại chính sách vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ngụ ý Ukraina đang nuôi hy vọng rằng, chế độ Trung Quốc sẽ không hỗ trợ Nga theo một cách nào đó trong cuộc xung đột chiến tranh hiện nay.

Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, Ukraina dường như hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò thích hợp trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay. Về phần mình, Ngoại trưởng Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng, Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Ukraina và bác bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.

Lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của tổng thống Nga Putin đã gây ra phản ứng chưa từng có ở Trung Quốc vào tháng 9: phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, đã công khai kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức”. Đây được xem là một sự thay đổi rõ rệt trong cách ứng xử của ĐCSTQ, so với việc chế độ này luôn cẩn thận kiềm chế không đứng về phía nào.

Ông Vương nói: “Các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc cần được tuân thủ, các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các quốc gia cần được xét đến, và tất cả các nỗ lực nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng trong hòa bình cần được hỗ trợ.”

Sự tương phản giữa quan điểm của ông Tập Cận Bình và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc không chỉ thu hút sự chú ý và khiến ngoại giới suy nghĩ về việc liệu Trung Quốc có đang tồn tại ít nhất hai Trung Quốc (nghĩa là tình hình địa chính trị nơi hai thực thể chính trị tồn tại dưới tên gọi “Trung Quốc”) hay không, mà còn cho thấy một cuộc tranh giành quyền lực bên trong ĐCSTQ.

Trước khi xảy ra xung đột với Nga, trong các quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Ukraina đã xuất khẩu thiết bị quân sự để chế tạo chất bán dẫn, xuất khẩu lúa mì, quặng sắt và các nguyên liệu đầu vào thiết yếu khác. Nếu Trung Quốc đồng thời tiếp tục mối quan hệ kinh tế với Nga, thì không rõ mối quan hệ của Ukraina với Trung Quốc sẽ ra sao.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới