Saturday, January 11, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiDòng tiền tiếp tục "chảy" về các đô thị vệ tinh

Dòng tiền tiếp tục “chảy” về các đô thị vệ tinh

Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ cùng với giá bất động sản (BĐS) “đắt đỏ” ở Thủ đô Hà Nội đã khiến giới đầu tư tìm kiếm cơ hội gia tăng tài sản ở những đô thị vệ tinh có vị trí kết nối nhanh chóng, môi trường sống trong lành, mức giá hợp lý để đón sóng đầu tư.

Sóng BĐS tìm bến đỗ tại các đô thị vệ tinh

Trên thế giới hiện nay có 37 thành phố được xếp hạng siêu đô thị (dân số từ 10 triệu dân) như Tokyo (Nhật Bản), Delhi (Ấn Độ), Sao Paulo (Brazil), New York (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc)…. Theo dự báo, Thủ đô Hà Nội sẽ sớm đạt ngưỡng 10 triệu dân và có thể đạt 21 – 23 triệu dân vào năm 2030 với tỷ lệ đô thị hóa cao.

Dân số tăng nhanh gây ra sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng đô thị thành phố. Việc xây dựng và mở rộng các đô thị vệ tinh trong Vùng Thủ đô là điều tất yếu nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị hạt nhân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực xung quanh phát triển.

Theo Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi Vùng thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh, bao gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Quy hoạch này cho phép các đô thị vệ tinh khai thác, chia sẻ và phát huy lợi thế riêng của từng địa phương, đồng thời hình thành một mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại giữa các đô thị, tạo động lực cho cả Vùng thủ đô cùng phát biển.

Trong bối cảnh Hà Nội khan hiếm quỹ đất sạch và ngày càng “đắt đỏ”, giới đầu tư địa ốc dần tìm đến các đô thị vệ tinh nằm trong Vùng Thủ đô để “săn” đất. Đặc biệt, những nơi có vị trí gần Thủ đô, hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, mặt bằng giá “mềm”, dư địa tăng giá lớn được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.

Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch dòng tiền cũng được thay đổi bởi sự phát triển, đồng bộ của hạ tầng giao thông. Một số cao tốc kết nối như Hà Nội – Thái Nguyên, Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Lạng Sơn – Bắc Giang – Hà Nội, Hà Nội – Hà Nam… đã và đang rút ngắn thời gian di chuyển và quan trọng hơn là rút ngắn khoảng cách từ nhà đầu tư đến với các dự án bất động sản chất lượng.

Nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 tăng cao sau dịch

Sự xuất hiện của dịch bệnh, khiến nhiều tháng liên tục người dân phải ở trong nhà, “work from home” (làm việc tại nhà) đã làm thay đổi thói quen và tiêu chí lựa chọn nơi ở. Và những đô thị vệ tinh trở thành bến đỗ lý tưởng để cân bằng lại cuộc sống, tìm đến những giá trị sống tốt nhất. Một nơi giúp con người tránh xa khói bụi, ồn ào của thành phố nhưng vẫn đủ gần để kết nối di chuyển về Thủ đô hay tới các địa điểm vui chơi, giải trí.

Trong các đô thị vệ tinh, nếu như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng,… đã phát triển được một thời gian dài với khung giá đất cao, thì ở hiện tại Thái Nguyên được chú ý hơn cả bởi chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 55km, hạ tầng đô thị giao thông được đầu tư lớn, nhiều dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, với quỹ đất dồi dào và khung giá vẫn đang ở ngưỡng thấp tới trung bình, Thái Nguyên được giới địa ốc đánh giá là “ngôi sao mới” của Vùng Thủ đô và cả khu Đông Bắc bộ.

Anh Nguyễn Ngọc Thành (một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2021 khi dịch bùng phát, gia đình đã có định hướng sẽ mua một căn hộ hoặc xây nhà ở Thành phố Sông Công (Thái Nguyên) để cuối tuần vợ chồng con cái về ở, vừa gần ông bà nội vừa để nghỉ ngơi sau cả tuần cố gắng làm việc và học tập. Đường xá thuận tiện nên giờ về quê, cả nhà chỉ ngồi trên xe khoảng 1 giờ là về tới Sông Công – anh Thành chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều “đại gia” BĐS miền Bắc đã tìm tới Thái Nguyên – Một trong 09 Vùng Thủ đô trong tương lai để rót vốn vào các dự án, khu đô thị quy mô như: Danko Group, Thiên Lộc, Hải Long Group… khiến thị trường BĐS trở nên sôi động hơn. Trong đó, Sông Công – Thành phố trọng điểm phía Nam Thái Nguyên, một thành phố trẻ năng động với vị trí “bản lề” trung chuyển giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các đô thị xung quanh đang trở thành miền đất hứa, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Theo ghi nhận thực tế, thị trường BĐS tại thành phố Sông Công vẫn đang giao dịch ở mức độ tốt. Bởi khách hàng có nhu cầu ở thực thì tìm đến sản phẩm BĐS có giá trị nghỉ dưỡng cao, còn giới đầu tư địa ốc mong muốn đón sóng, gia tăng lợi nhuận. Dù là khách hàng hay nhà đầu tư chắc chắn đã nhìn thấy tiềm năng cũng như dư địa tăng trưởng của thành phố Sông Công là cực lớn và sẽ còn tăng khi nơi đây được công nhận là đô thị loại II của cả nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới