Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và...

Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41

Truyền thông khu vực đưa tin vấn đề Myanmar là một trong những nội dung nghị sự “nóng” tại nhiều hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, đang diễn ra tại Campuchia từ 10-13/11.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc tại Campuchia.

Theo truyền thông Thái Lan, Singapore và Malaysia, nhiều nhà lãnh đạo đã chủ động đề cập vấn đề Myanmar tại các Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41 và các Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc, ASEAN+3, ASEAN+1 với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Canada trong 2 ngày 11-12/10.

Đáng chú ý, phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antoni Guterres hôm 12/11 bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến tình hình ở Myanmar, gọi đây là “cơn ác mộng không hồi kết” đối với người dân Myanmar. Ông Guterres cho rằng diễn biến tình hình hiện nay là rất đau lòng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trong cả khu vực. Xuất phát từ thực tế đó, ông Guterres hối thúc Chính quyền quân sự Myanmar cần trả tự do cho các tù nhân chính trị, dừng các hành vi bạo lực và khôi phục dân chủ ngay lập tức; khẳng định đây là cách duy nhất để quốc gia này thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng hối thúc ASEAN cần thúc đẩy một khuôn khổ khu vực để bảo vệ dân thường, nỗ lực tìm kiếm một chiến lược chung trong giải quyết vấn đề Myanmar.

Trong khi đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh tình hình Myanmar hiện rất nguy kịch và mong manh, việc thực thi “Đồng thuận 5 điểm” hầu như không đạt được tiến triển tích cực nào. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố chung, tái khẳng định “Đồng thuận 5 điểm” vẫn còn nguyên giá trị; hối thúc Chính quyền quân sự Myanmar nghiêm tục thực thi như đã cam kết tại Hội nghị cấp cao đặc biệt vào tháng 4 năm ngoái. Tuyên bố cũng khẳng định ASEAN cam kết hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp hòa bình và bền vững đối với tình hình hiện nay.

Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được giao nhiệm vụ thảo luận và xây dựng kế hoạch thực hiện với những tiêu chí chắc chắn, thực tế, có thể đo lường được cũng như lộ trình cụ thể để thực hiện “Đồng thuận 5 điểm”.

Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh lời kêu gọi Liên hợp quốc và các đối tác đối thoại của ASEAN ủng hộ “Đồng thuận 5 điểm”, ủng hộ vai trò và nỗ lực của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới