Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu UAV TQ có châm ngòi chạy đua vũ trang?

Liệu UAV TQ có châm ngòi chạy đua vũ trang?

UAV Trung Quốc ngày càng phổ biến trên thế giới vì giá rẻ và dễ mua sắm, khiến nhiều nước chạy đua phát triển khí tài tương tự.

Sau gần 20 năm chiến đấu chống nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram, quân đội Nigeria đang nhận một số vũ khí mới bao gồm hai máy bay không người lái (UAV) vũ trang Wing Loong II của Trung Quốc. Thỏa thuận với quốc gia Tây Phi này là một trong ngày càng nhiều thương vụ UAV của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC).

Khách hàng của AVIC chủ yếu là các quốc gia Trung Đông và châu Phi. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sử dụng UAV Trung Quốc để hỗ trợ phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trong cuộc nội chiến ở Libya, còn Arab Saudi dùng chúng không kích các mục tiêu ở Yemen.

“UAV của AVIC đã được kiểm nghiệm trong thực chiến. Họ có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và áp dụng vào quá trình sản xuất của mình”, Heather Penney, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell của Mỹ, cho biết.

Mẫu UAV vũ trang Wing Loong II có thể đạt tốc độ tối đa 370 km/h với trần bay 9.900 m, mang theo nhiều loại bom và tên lửa khác nhau. AVIC giới thiệu Wing Loong II năm 2015, sản xuất 50 chiếc để xuất khẩu và một số lượng chưa xác định cho quân đội Trung Quốc.

AVIC đang phát triển các mẫu UAV tiên tiến hơn, như mẫu UAV không người lái tàng hình với thiết kế cánh bay (flying-wing) giống oanh tạc cơ chiến lược B-2 của Mỹ.

Các chương trình UAV cùng việc cung cấp tiêm kích, máy bay huấn luyện, vận tải cơ và trực thăng tấn công đưa AVIC vào nhóm tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), AVIC năm 2019 bán được số khí tài trị giá 22,5 tỷ USD, xếp thứ 6 thế giới, chỉ sau 5 công ty của Mỹ.

UAV của AVIC có hai lợi thế cạnh tranh lớn là rẻ hơn các khi tài tương đương của Mỹ, Israel hay các hãng khác, đồng thời Trung Quốc không quan tâm nhiều tới việc chúng được sử dụng ra sao, theo Ulrike Franke, chuyên gia chính sách của Hội đồng Ngoại giao châu Âu. “Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu UAV vũ trang gần như cho tất cả”, Franke nói.

Báo cáo của SIPRI cho biết Trung Quốc trong thập kỷ qua bàn giao 220 UAV cho 16 quốc gia. Michael Horowitz, chuyên gia chính trị học tại Đại học Pennsylvania, cho biết điều này thúc đẩy các quốc gia khác tăng cường năng lực UAV.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Belarus đang phát triển công nghệ UAV, Nga đang nghiên cứu các mẫu mới với tầm bay xa hơn, còn Serbia và Pakistan muốn sử dụng sản phẩm của Trung Quốc để triển khai các chương trình riêng của mình. “UAV vũ trang trở nên phổ biến là điều không thể tránh khỏi do hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc”, Horowitz cảnh báo.

Báo cáo của SIPRI cho biết Trung Quốc trong thập kỷ qua bàn giao 220 UAV cho 16 quốc gia. Michael Horowitz, chuyên gia chính trị học tại Đại học Pennsylvania, cho biết điều này thúc đẩy các quốc gia khác tăng cường năng lực UAV.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Belarus đang phát triển công nghệ UAV, Nga đang nghiên cứu các mẫu mới với tầm bay xa hơn, còn Serbia và Pakistan muốn sử dụng sản phẩm của Trung Quốc để triển khai các chương trình riêng của mình. “UAV vũ trang trở nên phổ biến là điều không thể tránh khỏi do hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc”, Horowitz cảnh báo.

Chính phủ Trung Quốc bác cáo buộc rằng nước này đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang và khẳng định các hợp đồng bán UAV chỉ nhằm mục đích “nâng cao khả năng phòng thủ của khách hàng”.

“Không giống như Mỹ, chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 2. “Chúng tôi thận trọng và có trách nhiệm trong xuất khẩu vũ khí. Điều này khác những gì Mỹ làm”.

Việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu UAV đặt ra thách thức với Tổng thống Mỹ Joe Biden khi cố gắng thoát khỏi “chính sách ngoại giao đơn độc” của cựu tổng thống Donald Trump.

Mùa thu năm ngoái, Trump liệt AVIC và các công ty con vào danh sách thực thể thuộc quân đội Trung Quốc, hạn chế quyền tiếp cận công nghệ Mỹ của hãng này. Trước đó, Trump nói rằng Chế độ Kiểm soát Công nghệ Tên lửa, thỏa thuận được 30 nước ký năm 1987, hạn chế việc xuất khẩu UAV của Mỹ.

Bất chấp phản ứng của phe Dân chủ, Trump đồng ý bán 18 UAV vũ trang MQ-9 Reaper cho UAE. Chính quyền Trump hồi tháng 11/2020 phê duyệt thỏa thuận trị giá 600 triệu USD để cung cấp 4 UAV MQ-9 cho đảo Đài Loan, sau đó một tháng thông báo với quốc hội Mỹ về hợp đồng bán 4 chiếc MQ-9 khác cho Maroc. Dù Biden cho biết đang xem xét lại việc bán MQ-9 cho UAE, cả ba thương vụ này đều đang trên đà hoàn tất.

AVIC là trọng tâm trong nỗ lực phát triển ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc, cả về quân sự lẫn dân sự. Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã bán tiêm kích cho Ai Cập, Iraq, Arab Saudi và Serbia. Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) hồi tháng 11/2020 hoàn tất phát triển UAV trực thăng Golden Eagle nhằm “đáp ứng nhu cầu mua vũ khí”.

Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc, với 12% cổ phần do AVIC sở hữu, đang phát triển mẫu máy bay dân dụng cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320. AVIC liên doanh với khoảng 10 công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực kinh doanh dân sự tập trung vào thị trường Trung Quốc, bao gồm linh kiện máy bay và thiết bị điện tử hàng không.

Pawel Paszak, người đứng đầu chương trình Giám sát Trung Quốc tại Viện Warsaw của Ba Lan, cho biết kinh nghiệm ngày càng tăng của AVIC giúp chất lượng sản phẩm của hãng được cải thiện. Dù UAV của AVIC chưa sánh được với các sản phẩm tốt nhất từ Mỹ và Israel, chúng vẫn ngày một trở nên cạnh tranh hơn với lợi thế đáng kể là giá rẻ.

UAV cao cấp nhất của AVIC có giá 1-2 triệu USD mỗi chiếc, trong khi sản phẩm tương đương của Mỹ có giá lên tới 15 triệu USD. “Có thể UAV Trung Quốc không tốt bằng Mỹ, nhưng 15 UAV thay vì chỉ một chiếc và không kèm điều kiện là một đề nghị tốt”, Paszak nói

RELATED ARTICLES

Tin mới