Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển ĐôngQuần đảo Trường Sa- Đảo Núi Le

Quần đảo Trường Sa- Đảo Núi Le

Từ những thập niên đầu tiên của Thế kỷ XXI Việt Nam đã ý thức rất rõ ràng về tầm quan trọng của việc phải rút nước biển trên các đảo chìm và mở rộng các đảo nổi hiện có trải qua quá trình chuẩn bị tính toán tỉ mỉ và chọn lựa kỹ lưỡng.

Hình ảnh vệ tinh Đảo Núi Le thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đầu năm 2011 Việt Nam bắt đầu tiến hành rút nước biển trên đảo Đá Tây. Đến năm 2015 đảo Núi Le là cái tên thứ hai được ưu tiên tiến thẳng lên đảo nổi chúng ta đã mất tổng cộng 10 năm để hoàn thành việc rút nước biển trên Đá Tây và biến nó thành một trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất trên quần đảo Trường Sa, tại đá Núi Le sau 8 tháng một hòn đảo với gần 2 hecta diện tích đã dần được thành hình mọi chuyện diễn ra khá thuận lợi tưởng chừng giống như Đá Tây Việt Nam sẽ sớm có một đảo nổi với diện tích lớn tiếp theo tại đảo đá Núi Le. Tuy nhiên cho đến nay đã 7 năm trôi qua những gì Việt Nam đang có chỉ là 2 cồn cát với 0,9 hecta nằm ở hai bên hông phía Nam của thềm san hô.

Vậy điều gì đã xảy ra? Đá Núi Le chiến lược và thuận lợi đến mức nào mà được rút nước biển sớm như thế, thực trạng hiện nay bây giờ tại đây ra sao?

Đá Núi Le là một trong những đảo chìm đẹp, chiến lược nhưng lại gặp rất nhiều vận đen đủi của Việt Nam trên Biển Đông.

Đá Núi Le là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Trường Sa đảo có vị trí rất quan trọng khi mà án ngự ở trung tâm của khu vực 3 thuộc quần đảo Trường Sa gần các đảo Tốc Tan, Tiên Lữ, Phan Vinh tạo thành lá chắn vòng ngoài ở sườn phía Đông của quần đảo Trường Sa bảo vệ các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, đá Núi Le là một địa chỉ tin cậy của bà con ngư dân các địa phương mỗi khi đánh bắt hải sản xa bờ ở khu vực này.

Nằm cách đảo Trường Sa Lớn khoảng 245km về phía Đông, cách đá Tiên Lữ khoảng 50km về phía Tây Tây Nam cách đá Tốc Tan và đảo Phan Vinh lần lượt là 10km và 55km về phía Tây Bắc, cách bán đảo Cam Ranh khoảng 635km về phía Đông Nam.

Đá Núi Le có hình dạng như một dải lụa rất mềm mại, uốn lượn theo chiều sóng, rạn san hô đá Núi Le trải dài theo chục Bắc Nam với chiều dài lớn nhất khoảng 9km, chiều rộng lớn nhất khoảng 3,5km khi thuỷ triều xuống thấp nhất thì dải rác có những chỗ nhô lên khỏi mặt nước. Tổng diện tích của mặt nước rạn san hô đá Núi Le vào khoảng 30km2 trên thực tế thì đá Núi Le không phải là một đảo mà là một bãi đá ngầm ngập nước khi thuỷ triều lên cũng giống như bãi đá ngầm khác trên Biển Đông, đá Núi Le được hình thành từ sự phun trào của dãy núi lửa ngầm dưới đáy biển từ hàng triệu năm về trước, dung nham núi lửa phun trào tới mặt biển bị lùi lại tạo thành bãi đá ngầm.

Đặc điểm địa hình của đá Núi Le là tương đối hẹp khi có thềm san hô trải dài theo hướng Bắc Nam với vành đai san hô khép kín rộng trung bình khoảng 500m thoải dần từ ngoài vào trong tạo thành một lòng hồ có độ sâu từ 5 đến 15m ở giữa, lòng hồ này có chiều dài lớn nhà 6km rộng trung bình khoảng 2km với diện tích vào khoảng 13km2 chiếm khoảng 43% diện tích của vành san hô, ở phía Bắc của đảo ta có thềm san hô tương đối là bằng phẳng diện tích lớn sấp xỉ 4km2.

Sở dĩ đá Núi Le được chọn để nổi sớm thứ hai chỉ sau Đá Tây là do sự kiện ngày 1 tháng 5 năm 2014 khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau sự kiện này thì Việt Nam quyết định tăng cường sức mạnh phòng thuỷ trên quần đảo Trường Sa bằng các mở rộng diện tích các đảo nổi và nổi hoá các đảo chìm của mình do có vị trí chiến lược ở trung tâm của khu vực 3 và những ưu điểm về mặt địa hình đã nói ở trên thì đá Núi Le đã được chọn để nổi hoá sớm theo đó thì quá trình rút nước biển bắt đầu từ quý 1/2015 được thực hiện tại 2 vị trí nằm ở hai bên hông của thềm san hô thuộc phía Nam của quần đảo với tổng cộng diện tích đạt được tới tháng 8/2015 là khoảng 2,5ha tương đương 0,025km2. Tuy nhiên, thật đáng buồn các công trình bồi đắp này đã bị tàn phá bởi siêu bão Mailơ vào tháng 12/2015, cơn bão này thì đã cuốn trôi phần lớn diện tích bồi đắp được trong 8 tháng trước đó ra biển và hiện nay chỉ còn lại khoảng 0,9ha được Việt Nam quây lại thành 2 bãi cát hình chữ nhật kể từ thời điểm đó việc thi công đá Núi Le đã bị đình chỉ lại cho tới nay thì thiết bị thi công đã được dời sang các đảo khác để rút nước.

Có thể nói việc rút nước tại các điểm đảo trên quần đảo Trường Sa là cực kỳ phức tạp và khó khăn khi liên tục gặp phải nhẫn vấn đề từ bão, gió cho tới hoạt động chống phá của lực lượng nước ngoài, thậm chí mới đây thôi chúng ta tiếp tục gặp phải thiện hại lớn khi 24.000m2 đất tương đương khoảng 40m x 60m đất nổi ứng với khoảng 70.000m3 đất đào lên tại đảo Thuyền Chài đã bị sóng cuốn trôi, phương pháp thi công của Việt Nam hiện tại cũng đang gặp rất nhiều hạn chế khi chưa khắc phục được ảnh hưởng từ sóng biển.

Thời tiết khí hậu thuỷ văn của đảo Núi Le phản ánh đặc trưng thời tiết khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm hơn trong đất liền, khí hậu tại đây rất khắc nghiệt nắng nóng, giông bão thất thường, lượng mưa tại đây phân bổ không đều. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4 không có mưa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 ngày nào cũng mưa có ngày lượng mưa lên đến 200 ml, thuỷ triều của đảo là chế độ Nhật Triều một lần nước lên một lần nước xuống. Trong khu vực có nhiều loại tôm cá quý hiếm như cá Ngừ, cá Mú, tôm hùm, rùa biển đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân và xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao.

Hải quân Việt Nam thì đóng quân tại hai nhà lâu bền trên đá Núi Le được đặt tên lần lượt là đảo Núi Le A và đảo Núi Le B, trong đó đảo Núi Le A thì nằm ở phía Tây Nam là một cụm công sự kết cấu gồm 3 toà nhà hai nhà công sự và một nhà văn hoá đa năng do ngành ngân hàng Việt Nam tài trợ, công trình hoàn thành vào tháng 12/2014, đảo Núi Le B nằm ở phía Bắc của đảo là một công sự bê tông hình lục giác cao ba tầng là nơi đóng quân cho bộ đội ta trên đảo, khác với các đảo nổi ở đây thì nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nước mưa những năm gần đây thì do được trang bị hệ thống bể chứa nên đảo đã chủ động đảm bảo được 100% nhu cầu nước sinh hoạt. Hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ chiến sỹ trên đảo Núi Le thì từng bước được cải thiện trên các điểm đảo thì đều có điện, được trang bị máy thu hình, trạm thu phát sóng tín hiệu vệ tinh của đài truyền hình Việt Nam, trong thời gian gần đây thì đã có mạng internet giúp cho cán bộ chiến sỹ trên đảo cập nhật kịp thời tin tức trong nước và thế giới. Ngoài ra cán bộ chiến sỹ trên đảo còn tăng gia sản xuất được nhiều loại rau xanh khác nhau và nuôi được cả chó trên đảo.

Thực hiện chiến dịch CQ88 ngày 28 tháng 2 năm 1988 Hải quân Việt Nam điều tàu HQ-633 đưa lực lượng công binh ra xây dựng nhà cao chân tại đá Núi Le, ngày 11 tháng 3 năm 1988 tàu HQ-605 hoàn thành chuyến tiếp vận cho các đảo chìm vừa được quân ta đóng giữ tại đá Tốc Tan và Núi Le, bất ngờ thì đại uý Lê Thanh Sơn thuyền trưởng tàu HQ-605 nhận được mệnh lệnh của phó Đô đốc Giáp Văn Cương Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh vùng 4 Hải quân phải cấp tốc nắm giữ đảo Len Đao. Sớm ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-605 khẩn trương thực hiện được mệnh lệnh, cắm được quốc kỳ Việt Nam trên bãi đá Len Đao vào sớm ngày 14 tháng 3 năm 1988. Mặc dù sau đó tàu HQ-605 bị các tàu Trung Quốc bắn cháy rồi chìm, trung uý thuyền phó Phan Hữu Doan và trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh. Sỹ quan chiến sỹ của tàu thì vẫn bình tĩnh cùng nhau đưa thương binh, liệt sỹ về đảo Sinh Tồn an toàn.

Ngày 23 tháng 3 năm 1988, việc xây dựng nhà cao chân đã hoàn tất và chuyển giao cho lực lượng bảo vệ đảo, sau đó thì công binh tiếp tục tiến hành xây dựng nhà cấp 2. Từ năm 1997 lực lượng công binh tiếp tục xây dựng nhà lâu bền ở Núi Le A và 2001 xây dựng nhà lâu bên ở Núi Le B cách đó khoảng 4km.

Để có thể gìn giữ và giữ nước tại các điểm đảo của ta trên quần đảo Trường Sa, các thế hệ cha ông người Việt đã phải hy sinh cũng như trả giá rất nhiều, không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại bang mà còn phải đối đầu với người mẹ mang tên “thiên nhiên” nữa, thật đáng buồn khi hoạt động rút nước biển của ta tại Núi Le gặp phải dán đoạn trong thời gian dài. Hy vọng với nguồn lực ngày càng mạnh như hiện nay thì Núi Le sẽ sớm được nổi hoá để bà con ngư dân và cán bộ chiến sỹ có điểm tựa vững chắc để yên tâm làm ăn cũng như công tác.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới