Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển Đông8 mỏ dầu lớn nhất Việt Nam

8 mỏ dầu lớn nhất Việt Nam

Ngành dầu khí Việt Nam chỉ phát triển trong khoảng vài chục năm trở lại đây nếu so với thế giới thì ngành dầu khí của nước ta còn rất non trẻ. Tuy nhiên, các bạn có biết nước ta có bao nhiêu mỏ dầu khí với trữ lượng là bao nhiêu không và tại sao chúng ta phải nhập khẩu dầu?

Hiện nay trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam là 4,4 tỷ thùng đứng thứ 26 trên thế giới. Ngoài ra, theo Tạp chí năng lượng Việt Nam thì lượng khí đốt của nước ta ước tính đạt khoảng 871 tỷ m3. Đa phần các mỏ dầu và mỏ khí của Việt Nam được tập trung ở các bể trầm tích và hiện nay nước ta có 8 bể bao gồm: bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Hoàng Sa, bể trầm tích Phú Khánh, bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây, bể trầm tích Trường Sa và bể trầm tích Mã Lai – Thổ Chu.

Trong đó, các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích Cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn. Cho đến nay ở Việt Nam đã phát hiện hơn 80 mỏ dầu nhưng hiện tại chỉ có hơn 30 mỏ dầu được đưa vào khai thác và trong số 8 mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất.

Mỏ Bạch Hổ nằm trong bể trầm tích Cửu Long thuộc lô 91 do Liên doanh dầu khí Việt Nga VietsoPetro điều hành. Mỏ Bạch Hổ nằm ở phía Đông cách bờ biển thành phố Vũng Tàu khoảng 145km, nó được đưa vào khai thác năm 1988 với sản phẩm chính là dầu thô và là mỏ có trữ lượng dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam. Đồng thời là mỏ có sản lượng khai thác lớn nhất với trữ lượng khoảng hơn 2 tỷ thùng dầu và sản lượng đạt khoảng 79.000 thùng dầu/ngày và đóng góp cho đất nước hàng tỷ USD mỗi năm. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hoá lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm Điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40km. Trước đây, loại khí này bị đốt bỏ ngay tại mỏ tạo những ngọn lửa rực sáng trên giàn khoan, nguyên nhân là do việc xử lý đồng hành với khối lượng lớn cần lực lượng máy móc đồ sộ, tốn kém và điều khiện khai thác trên biển không thể thực hiện được. Tuy nhiên, viễn cảnh mà Bạch Hổ cạn dầu đã không còn xa nữa bởi từ khi lập đỉnh vào năm 2005 thì sản lượng khai thác ở mỏ này đã bắt đầu suy giảm từ 8 đến 10% mỗi năm.

Mỏ Tê Giác Trắng nằm tại phía Bắc lô 161 và cách Vũng Tàu 100km. Năm 2008, mỏ Tê Giác Trắng được tuyên bố thương mại, với trữ lượng khoảng 1 tỷ thùng dầu. Đến năm 2011 mỏ dầu đã được Công ty Hoàng Long đưa vào khai thác với sản lượng khi đó là khoảng 42.800 thùng dầu/ngày đây là một Liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty SOCO International của Anh, Công ty PTTEP của Thái Lan và Công ty OPECO của Hoa Kỳ. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 mỏ Tê Giác Trắng cùng với mỏ Cá Ngừ Vàng đã khai thác được hơn 124 triệu thùng dầu và nộp ngân sách gần 3,5 tỷ USD. Riêng mỏ Tê Giác Trắng đến ngày 5 tháng 4 năm 2022 đã đạt mốc khai thác 100 triệu thùng dầu và 2,1 tỷ m3 khí đốt. Cùng thời điểm thông cáo báo chí về mỏ Tê Giác Trắng và mỏ Cá Ngừ Vàng năm 2018 thì Tập đoàn Khai thác và môi giới dầu khí SOCO International có trụ sở tại Anh đã thông báo mỏ dầu Tê Giác Đen nằm ở ngoài khơi Việt Nam có thể có trữ lượng 1 tỷ thùng số liệu này được công bố khí SOCO thực hiện mũi khoan đầu tiên tại giếng Tê Giác Đen. Tuy nhiên hiện nay các thông tin về vị trí mỏ dầu này hiện nay gần như không có.

Mỏ Sư Tử Đen thuộc bể dầu khí Cửu Long nằm tại lô 151 cách mũi Kê Gà khoảng 50km và nằm ở độ sâu 52m, mỏ Sư Tử Đen được điều hành bởi Cửu Long JOC đây là công ty liên doanh điều hành ở Việt Nam được thành lập theo Hợp đồng Dầu khí lô 15-1 ký ngày 16 tháng 9 năm 1998 giữa Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí Việt Nam với công ty dầu khí Conoco Phillips của Anh, Tổng công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc, công ty SK của Hàn Quốc và công ty Geopetrol của Monaco. Tới năm 2003 mỏ Sư Tử Đen chính thức đưa vào khai thác và với trữ lượng ước tính khoảng 500 đến 7 triệu thùng dầu và sản lượng khai thác khi đó đạt 60.000 thùng mỗi ngày.

Mỏ Sư Tử Vàng nằm cách mỏ Sư Tử Đen về phía Nam không xa, mỏ Sư Tử Vàng được phát hiện vào ngày 19 tháng 11 năm 2003 nằm ở góc Đông Nam của No151 trong vùng tam giác vàng trên vùng biển Ninh Thuận và cách đất liền khoảng 62km. Theo khảo sát thì trữ lượng của mỏ này đạt khoảng 450 triệu thùng dầu thô và 4 tỷ mét khối khí, mỏ Sư Tử Vàng cũng do Cửu Long JOC điều hành và đưa vào khai thác năm 2008 với sản lượng ước tính khi đó là khoảng 65.000 thùng dầu/ngày.

Mỏ Sư Tử Trắng cũng thuộc lô 151 được vận hành và khai thác bởi Cửu Long JOC nó được phát hiện vào năm 2003 với trữ lượng khí đốt vào khoảng 3,17 mét khối khí và khoảng 435 triệu thùng dầu & condensate. Năm 2012, giai đoạn 1 của dự án đã đón dòng khí đầu tiên, tuy nhiên mỏ Sư Tử Trắng là mỏ có cấu chúc địa chất và địa tầng rất phức tạp. Vì vậy từ năm 2012 Cửu Long JOC đã tiến hành những thử nghiệm cho mỏ nhằm thu thập thêm thông tin về khả năng khai thác dài hạn và tổng cộng 4 giếng khai thác đã được khoan trong thời gian này. Tới 2021 thì giai đoạn 2a đã được đưa vào khai thác.

Mỏ Sư Tử Nâu cũng thuộc lô 151 được phát hiện trữ lượng ước tính khoảng hơn 300 triệu thùng dầu thô và 1,5 tỷ mét khối khí. Năm 2014 mỏ này đã cho dòng dầu đầu tiên và sản lượng khai thác khi đó đạt khoảng 45.000 thùng/ ngày, việc khai thác mỏ này cũng được Cửu Long JOC đứng ra điều hành. Như vậy, Cửu Long JOC đang điều hành bốn mỏ dầu ở Lô 15-1 trong vùng tam giác vàng bao gồm: mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Trắng, mỏ Sư Tử Vàng và mỏ Sư Tử Nâu. Tổng trữ lượng của 4 mỏ này ước tính gần 2 tỷ thùng dầu, trong đó có thể thu hồi hơn 580 triệu thùng. Thuật ngữ thu hồi dầu hay tăng cường thu hồi dầu tức là việc thực hiện các kỹ thuật khác nhau như bơm khí, bơm nhiệt, bơm chất hoá học vào mỏ để tăng tối đa lượng dầu thô có thể khai thác được từ một mỏ dầu.

Mỏ Đại Hùng đây là mỏ dầu khí và khí đốt thuộc Lô 51 nằm ở Tây Bắc của bể Nam Côn Sơn trên thềm lục địa Việt Nam, mỏ Đại Hùng được phát hiện vào năm 1988 đến năm 1994 thì bắt đầu khai thác và đến 2006 mỏ được đánh giá là có trữ lượng dầu khoảng 354,6 triệu thùng và 8,5 tỷ m3 khí tự nhiên. Tuy nhiên đây là mỏ dầu khí có số phận éo le nhất vì các nhà thầu gồm: BHP Billiton Centre của Úc, PetroNas CARIGALI của Malaysia, Total của Pháp và Sumitomo của Nhật Bản lần lượt rút lui. Tới năm 2003 thì đến lượt ZaruBezhNeft của Liên Bang Nga rút lui khỏi dự án trong bối cảnh đó Petrol Việt Nam thông qua đơn vị thành viên là PVEP tiếp tục phát triển dự án. Tới năm 2011 ngón đuốc trên giàn khoan DH02 của mỏ Đại Hùng đã bùng cháy. Đây là công trình dầu khí đầu tiên do chính các kỹ sư, công nhân của Việt Nam chế tạo và lắp đặt, đồng thời là công trình dầu khí đặc trủng chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ và có kích thước trọng lượng lớn nhất từ trước tới thời điểm đó được áp dụng từ những công nghệ tân tiến của Thế giới để chế tạo lắp đặt trên biển. Trong đó việc hạ thuỷ trên giàn khoan ngoài khơi được áp dụng bằng phương pháp phóng lao thay vì đánh chìm như trước đây. Dự án hoàn toàn do công ty dịch vụ của Petrol Việt Nam đảm trách không phải thuê nước ngoài. Nhờ đó giá chi phí quản lý và điều hành dự án chỉ bằng 1/3 so với giá phải thuê người điều hành nước ngoài.

Mỏ Rạng Đông thuộc Lô 1502 do công ty dầu khí Việt Nhật khai thác với trữ lượng được ước tính gần 300 triệu thùng dầu và 3,16 tỷ m3 khí. Năm 1998 dòng khí đầu tiên từ mỏ Rạng Đông cũng được khai thác đến tháng 6 năm 2005 thì 100 triệu thùng dầu đã được khai thác từ mỏ này khi đó sản lượng khai thác trung bình khoảng 40.000 thùng dầu/ngày. Ngoài dầu thô thì có hơn 50 triệu khối khí đồng hành mỗi ngày được khi thu gom và đưa vào bờ phục vụ việc sản xuất điện thông qua đường ống Rạng Đông – Bạch Hổ, mỏ Rạng Đông cũng là mỏ đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công phương pháp bơm ép khí Hydrocacbonat và nước luân phiên để tăng cường thu hồi dầu, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án mở ra hướng đi mới hữu ích và có thể áp dụng tại các mỏ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam giúp tận thu trữ lượng tiềm năng tại mỏ và duy trì ổn định lâu dài sản lượng khai thác, cũng như áp dụng thành công phương pháp này mà thủ tướng Chính phủ cho phép công ty dầu khi Việt Nhật gia hạn hợp đồng khai thác mỏ Rạng Đông thêm 5 năm nữa tức là đến ngày 6/4/2025.

Ngoài các mỏ dầu khí kể trên thì Việt Nam cũng đang và sắp khai thác các mỏ dầu và mỏ khí như mỏ Hồng Ngọc thuộc Lô 01, mỏ Lan Tây, Lan Đỏ thuộc Lô 06.1, mỏ Cá Trích thuộc Lô 112, mỏ Mèo Trắng Đông 1x thuộc Lô 091, mỏ Thổ Tinh Nam 1x thuộc Lô 053/11. Mỏ kèn Bầu thuộc Lô 114, mỏ Cá Voi Xanh thuộc Lô 118 và mỏ Sói Vàng thuộc Lô 161/15. Trong đó Lô 114 Kèn Bầu nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam thuộc bể Sông Hồng cách đất liền tỉnh Quảng Trị 65km và cách Đà Nẵng 86km, mỏ Kèn Bầu được phát hiện năm 2019 và dự kiến khai thác từ năm 2028 nó có trữ lượng khí tự nhiên ước tính vào khoảng 230 tỷ m3 khí và 450 triệu thùng khí ngưng tụ condensate. Với trữ lượng ước tính trên mỏ khí Kèn Bầu được xem là phát hiện lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam và là tiền đề quan trọng cho các hoạt động tìm kiếm thăm dò cũng như phát hiện triển khai tiếp theo tại Lô 114.

Ngoài ra, mỏ Cá Voi Xanh thuộc Lô 118 nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và cách bờ biển miền trung Việt Nam khoảng 80km được Exon Mobil của Hoa Kỳ và Petrol Việt Nam hợp tác thăm dò từ năm 2009 cũng có trữ lượng rất lớn ước tính vào khoảng 150 tỷ m3 khí tự nhiên và đem lại nguồn thu khoảng 20 tỷ USD cho Chính phủ.

Mặc dù chúng ta có khá nhiều mỏ dầu khí nhưng tại sao giá xăng dầu ở Việt Nam lại cao? So với các nước trong khu vực. Ngoài thuế thì nguồn cung cũng là một yếu tố quyết định đến giá xăng dầu trong nước, theo như tìm hiểu thì xăng dầu Việt Nam đến từ những nguồn chính sau:

Thứ nhất, nguồn khai thác trong nước được lấy từ một trong các mỏ đã được liệt kê ở trên, việc khai thác dầu khí không chỉ nhằm khẳng định chủ quyền mà còn đóng góp rất nhiều vào nền kinh tế với doanh thu từ xuất khẩu dầu thô, xuất khẩu dầu thành phẩm, phân bón, hoá chất trong một thời gian dài xuất khẩu dầu thô giữ vai trò chủ đạo nhưng kể từ năm 2009 nhà máy Dung Quất đi vào vận hành thì khoảng 2/3 lượng dầu thô được giữ lại để sản xuất xăng dầu cho việc tiêu thụ trong nước và cũng kể từ giai đoạn này trữ lượng dầu thô không còn nhiều mà các mỏ đang khai thác cũng sắp cạn kiệt trong khi việc phát hiện các mỏ mới ngày càng hiếm cho nên sản lượng khai thác liên tục giảm theo các báo cáo năm 2021 thì Việt Nam chỉ khai thác được 62,5 triệu thùng từ các mỏ trong nước và 12,8 triệu thùng từ các mỏ nước ngoài. Tức là tổng lượng khai thác trung bình một ngày chỉ khoảng 206.000 thùng điều này đã dẫn đến việc xuất khẩu dầu thô và chế biến thành phẩm dầu thô tự khai thác suy giảm theo.

Đến đây sẽ có câu hỏi tại sao không giữ lại toàn bộ dầu thô để lọc lấy xăng dầu tiêu thụ?

Mặc dù chúng ta thuộc TOP 30 về trữ lượng nhưng chất lượng lại không đồng nhất trong khi nhà máy lọc dầu được xây dựng lên sẽ phải tính toán công năng sử dụng cho một loại dầu nhất định ta có thể lấy nhà máy lọc dầu Dung Quất làm ví dụ nhà máy này được xây dựng để tiến hành lọc dầu từ mỏ Bạch Hổ một trong những mỏ dầu có trữ lượng tốt nhất dễ xử lý và có sản lượng khai thác lớn nhất nước ta hiện nay vì vậy ngoài lượng dầu cho nhà máy Dung Quất Việt Nam vẫn phải xuất bán dầu thô một số được bán giá cao, một số lại bán giá thấp tuỳ vào chất lượng trong nhiều trường hợp dầu từ mỏ Bạch Hổ cũng được bán vì nó được giá nhìn chung các lãnh đạo phải cân đo đong đếm làm sao để đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất điều này dẫn tới nguồn cung thứ hai của Việt Nam đó chính là dầu thô nhập khẩu từ nước ngoài, Chính vì nguồn cung từ nhà máy lọc dầu Dung Quất không đủ phục vụ nhu cầu trong nước nên Việt Nam bắt buộc phải nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ra đời năm 2008 dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn được ký kết từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu hoả Kuwait dầu thô để lọc sẽ được cung cấp trực tiếp từ vùng vịnh đến nhà máy Nghi Sơn của Việt Nam.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới