Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChâu Âu vẫn bất lực thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng...

Châu Âu vẫn bất lực thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga

Sau những cuộc tranh cãi nảy lửa của các thành viên, thì mới đây Bộ trưởng năng lượng các nước châu Âu đã quyết định hoãn phê duyệt ý định áp mức trần giá khí đốt cho đến giữa tháng 12. Động thái này cho thấy, châu Âu vẫn khó có thể mua được khí đốt giá rẻ khi tiếp cận các nguồn khác ngoài Nga.

Các đoàn tàu chở dầu của Nga dừng đỗ tại một nhà ga ở Moscow.

Trong buổi họp ngày 24/11 vừa qua, các bộ trưởng năng lượng của EU đã thảo luận về việc áp giá trần khí đốt nhắm vào toàn bộ nguồn khí đốt mà châu Âu nhập khẩu chứ không chỉ riêng đối với nguồn khí đốt từ Nga. Sở dĩ có việc đưa ra mức giá trần là vì các nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên Nga đang có giá bán cao hơn nhiều so với nguồn cung giá rẻ từ Nga.

Việc áp mức giá trần chính đối với mọi nguồn nhập khẩu, chính là công cụ mà châu Âu muốn dùng để các đối tác cung cấp phải hạ giá và bán ở một mức giá phù hợp. Song đòi hỏi này của châu Âu đang gặp phải không ít khó khăn. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc này.

Thứ nhất là nhu cầu khí đốt của châu Á cũng đang ngày một cao. Khí đốt hiện được xem là nhiên liệu hóa thạch sử dụng ít cacbon nhất trên hành tinh. Nó có ưu điểm hơn các nhà máy điện than hoặc điện hạt nhân ở chỗ các nhà máy tạo điện chạy bằng khí đốt có thể được bật và tắt nhanh chóng, mang lại sự linh hoạt cao trong cơ cấu năng lượng của một quốc gia. Đó là lý do tại sao các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt đã trở nên rất phổ biến, trong khi các nhà máy nhiệt điện than đang bị loại bỏ dần.

Châu Á còn đang chạy đua trong cuộc cách mạng xanh, chuyển hoàn toàn sang sử dụng năng lượng tái tạo. Và trong quá trình đó họ cần giảm tối đa các nguồn năng lượng gây ô nhiễm mạnh đến môi trường. Nên khí đốt được xem là nguồn năng lượng thay thế tạm thời phù hợp nhất. Vừa đảm bảo sự ổn định trong việc cung cấp năng lượng cho một quốc gia, vừa giảm thiểu bớt phát thải, vừa là bước đệm trong quá trình chuyển sang dùng năng lượng tái tạo. Đồng nghĩa, nhu cầu về khí đốt tự nhiên, đặc biệt là với khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG sẽ còn rất cao trong vài năm tới.

Chẳng cần nhìn đâu xa xôi, vì ngay Việt Nam vào tháng 6/2022, trong kế hoạch Quy hoạch điện VIII trình lên Thủ tướng Chính phủ đã đề ra chủ trương hướng đến giảm mạnh điện than, tăng mạnh điện gió trên bờ và ngoài khơi. Không phát triển điện mặt trời và phát triển LNG để thay thế nguồn điện than ô nhiễm và nguồn thủy điện tới hạn.

Nguyên nhân thứ hai nữa là đến từ các điều khoản cung cấp. Trước khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, LNG vốn chỉ được xem là hàng phụ trợ ở châu Âu, vì có được nguồn cung khí đốt trực tiếp thông qua đường ống nối từ Nga. Và châu Á khi đó mới là những khách hàng mua LNG lớn nhất. Thế nên trước khi nhu cầu tăng mạnh ở châu Âu, thì các nhà cung cấp LNG chính đã ký kết hợp đồng với các nước châu Á. Vấn đề là các hợp đồng ký kết mua bán LNG thường là dài hạn, các lô LNG giao ngay sẽ có giá rất đắt và số lượng giới hạn. Do đó, bất chấp nhu cầu tăng cao ở châu Âu nguồn cung LNG sẽ không thể nào chuyển hướng sang ngay được. Qatar, nước xuất khẩu LNG lớn thứ hai thế giới vừa qua còn đã đảm bảo với châu Á rằng họ sẽ đáp ứng tất cả các hợp đồng đã khí với khách hàng châu Á, bất chấp nhu cầu tăng lên ở châu Âu.

Thách thức của châu Âu giờ đây là phải làm sao tìm ra giải pháp để kiềm chế giá khí đốt không quá cao, nhưng cũng không quá thấp đến nỗi bên bán không còn muốn bán. Và kết quả sẽ được công bố vào giữa tháng 12 tới đây nó sẽ cho chúng ta một cái nhìn sơ bộ về triển vọng kinh tế EU trong dài hạn.

Song, nhìn chung, các lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG không thể một sớm một chiều mà giảm đúng như ý của các nước châu Âu.. Việc cắt đứt mối quan hệ năng lượng với Nga vẫn sẽ khiến châu Âu. gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho cả khối.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới