Gần đây, vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Tân Cương khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, làm cho sự bất mãn của sinh viên tại hàng chục trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Sau đó, dẫn khởi các cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa ở hơn 50 trường cao đẳng và đại học ở Trung Quốc, trong đó có hai trường đại học hàng đầu Trung Quốc là Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh.
Tối 24/11, một vụ hỏa hoạn bùng phát tại tòa nhà chung cư cao tầng ở Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ Tân Cương, khiến 10 người thiệt mạng và 9 người bị thương. Người dân địa phương cho rằng do chính chính sách “xóa sổ covid” của chính quyền TQ và sự phong tỏa cực đoan của chính quyền địa phương đã cản trở việc cứu người và không cho những người bị mắc kẹt kịp thời trốn thoát. Người dân Ô Lỗ Mộc Tề không thể chịu đựng được nữa, vào ngày 25 tháng 11, họ đã xuống đường và tiến thẳng đến trụ sở chính quyền thành phố để phản đối, gây ra làn sóng phản đối khắp cả nước, các trường đại học khác cũng theo đó hành động.
Khẩu hiệu Cầu Tứ Thông xuất hiện trở lại tại Khuôn viên Đại học Bắc Kinh, sinh viên tụ tập hát Quốc ca để phản đối
Vào ngày 26 tháng 11, nhiều sinh viên từ Đại học Bắc Kinh kéo đến trước cửa căng tin của khuôn viên trường. Một đoạn video cho thấy một số lượng lớn sinh viên đã tập trung tại hiện trường hát quốc ca để phản đối.
Trong đêm đó, trên mạng lan truyền tin tức cho thấy ở lối vào nhà ăn của khuôn viên Đại học Bắc Kinh, các khẩu hiệu được viết trên tường, “Không cần phong tỏa và kiểm soát, cần tự do! Không cần xét nghiệm axit nucleic, cần ăn cơm! “‘Nằm thẳng’ không phải là thực dụng! Hãy mở mắt ra và nhìn thế giới! Xóa sổ covid là viển vông! Đây chỉ là bước đệm!”
Sau đó, các nhân viên an ninh và nhân viên của trường Đại học dùng thân thể che các biểu ngữ trên các bức tường. Nhưng điều gây sốc là khẩu hiệu nhanh chóng bị gỡ bỏ, một số cư dân mạng còn châm biếm rằng: “Việc gỡ bỏ khẩu hiệu nhanh hơn cả việc chữa cháy ở Ô Lỗ Mộc Tề!”. Tuy nhiên, sau khi sinh viên ra về, có người đã dán lên tường dòng chữ “Hãy lên tiếng ủng hộ đồng bào cả nước”.
Một cư dân mạng có nickname “Thầy Lý không phải là thầy của bạn” đã tweet, “Tin tức mới nhất từ Đại học Bắc Kinh: Sinh viên đã đưa ra yêu cầu không cần làm xét nghiệm để được ra vào trường học.
Về vấn đề này, tờ Vision Times dẫn lời một số cư dân mạng bàn luận: “Đại học Bắc Kinh đã bắt đầu rồi, Đại học Bắc Kinh đã bắt đầu rồi, cấp trên hầu như hết cách”, “Đại học Bắc Kinh luôn là người tiên phong”, “Đại học Bắc Kinh hãy đứng lên! Đừng làm nô lệ của người khác!”, “Đại học Bắc Kinh là trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc, vậy nên xuất hiện sự việc này rất có tính đại biểu. Trước đây tôi không tin điều đó, nhưng bây giờ sự thất vọng của những người trẻ tuổi đối với hành động của chính phủ là điều hiển nhiên.”, “Đại học Bắc Kinh thực sự tuyệt vời, là trường đại học đứng đầu của chúng ta, rất dễ gây ảnh hưởng”.
Một số cư dân mạng cũng bày tỏ sự không hài lòng với việc chính quyền xóa khẩu hiệu: “Chữ bị xóa đi, chỉ có thể nói rằng có tật giật mình”, “chữ có thể bị xóa, nhưng tư tưởng không thể xóa được̣”, “không thể xóa sạch ký ức và nhân tâm”, “Bức tường này đã có một ý nghĩa khác rồi”, “Làn sóng sinh viên ập đến, bánh xe lịch sử cuồn cuộn kéo đến, không ai cản nổi!”
Một số cư dân mạng nói: “Từ đáy lòng mà nói, tôi chưa bao giờ tự hào như thế về các sinh viên Đại học Thanh Hoa trong 33 năm qua.” Một nữ sinh viên tự nhận đến từ Đại học Thanh Hoa nói: “Nếu chúng tôi sợ bị bắt, không ai dám lên tiếng, tôi nghĩ người dân chúng ta sẽ thất vọng về chúng tôi, là sinh viên của Đại học Thanh Hoa, tôi sẽ hối hận cả đời!” Hiện trường có tiếng vỗ tay và những tiếng hô to “Cố lên”.
Sinh viên Đại học Thanh Hoa tụ tập hát quốc ca để phản đối và hô vang “dân chủ, pháp quyền, tự do ngôn luận”
Vào ngày 27 tháng 11, một cư dân mạng đã tweet cho biết: “Một nghìn hai nghìn sinh viên đã tập trung trước Tử Kinh Viên của Đại học Thanh Hoa hôm nay.” Trong video, một nữ sinh hét lên: “Từ hôm nay trở đi, tôi sẽ không bợ đỡ những kẻ công quyền nữa!” Một nam sinh cũng đứng dậy nói: “Tôi chịu đủ rồi!” Lúc này, khán giả vỗ tay tán thưởng. Một số cư dân mạng cho biết: “Đại học Thanh Hoa tự hào về những người này.”
Về việc sinh viên Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa tụ tập để phản đối việc phong tỏa, một số cư dân mạng cho biết: “một khi đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh bắt đầu hành động, tính chất vụ việc hoàn toàn khác. Hai trường này thực sự rất đặc biệt ở nước ta, hai trường này thực sự rất khác biệt!”, “Đại học Bắc Kinh là nơi xuất ra những kẻ nổi loạn, và Đại học Thanh Hoa là nơi xuất ra các quan chức. Điều này đã có lịch sử”, “Xương sống của dân tộc! Hãy dựa vào Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa!”
Gần đây, không chỉ sinh viên Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa phản đối lệnh phong tỏa và kiểm soát, mà theo thống kê từ cư dân mạng, sinh viên từ ít nhất 50 trường cao đẳng và đại học bao gồm Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc , Đại học Truyền thông Nam Kinh và Đại học Cát Lâm đều đang phản đối lệnh phong tỏa theo nhiều cách khác nhau.
Cựu phóng viên Đài truyền hình Anh (BBC) trú tại Hồng Kông Vivian Wu đã chia sẻ danh sách các trường học do cư dân mạng sắp xếp trên Twitter vào ngày 27/11, cho thấy chỉ trong ba ngày từ ngày 25 đến sáng ngày 27 khi thảm kịch ở Ô Lỗ Mộc Tề được phơi bày, hơn 50 trường Đại học ở Trung Quốc đã nổ ra các cuộc biểu tình của sinh viên, nhiều trường trong số đó xếp hạng hàng đầu. Bà bày tỏ sự tức giận với chính quyền TQ và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.
Về vấn đề này, Chung Cẩm Giang, một người Úc gốc Hoa và là chủ tịch của Liên minh Thống nhất Dân chủ Trung Quốc, nói với Liberty Times rằng hàng chục trường đại học ở Trung Quốc đang cùng nhau liên thủ phản đối lệnh phong tỏa và kiểm soát. Chính quyền TQ hiện đang rất lo lắng . Bởi vì nếu họ làm theo ý dân dỡ bỏ phong tỏa, đối với ông Tập Cận Bình mà nói là tiến thoái lưỡng nan, nếu không giải quyết sự oán thán của người dân, có thể sẽ hình thành làn sóng phản kháng quy mô lớn hơn, ngoại giới vẫn đang quan sát.
Người dân liên kết tìm kiếm danh tính cảnh sát bắt giữ sinh viên phi pháp
Khi các trường cao đẳng và đại học trên cả nước tiếp tục phản đối ĐCSTQ, cũng có thông tin cho rằng một số sinh viên đã bị cảnh sát mặc thường phục bắt giữ bất hợp pháp.
Để phản đối sự đàn áp bạo lực của ĐCSTQ, một số cư dân mạng sau đó đã tweet rằng “toàn dân đã phát động một cuộc truy tìm mạo hiểm đối với viên cảnh sát mặc thường phục đã bắt giữ trái phép các sinh viên và trả thù anh ta trong khả năng của mình.”
Cư dân mạng Trung Quốc đã hợp tác để tìm kiếm thông tin cá nhân của viên cảnh sát, bao gồm ảnh cá nhân, địa chỉ cá nhân, địa chỉ nhà của cha mẹ và thậm chí cả chứng minh thư của người này. (Ảnh thông tin cảnh sát được cư dân mạng cung cấp, ảnh 1, ảnh 2)
Các tin tức liên quan cũng thu hút nhiều cư dân mạng ủng hộ và nói: “Cảnh sát nhân dân là vì nhân dân”, “nhân dân là trên hết”, “hãy cầu cứu các tổ chức viện trợ nhân đạo quốc tế”, “người Trung Quốc hãy đứng lên”.
Đồng thời, các nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại cũng kêu gọi đến các cơ quan lãnh sự quán TQ ở nhiều nơi tưởng niệm các nạn nhân, buộc chính quyền phải chịu trách nhiệm và ủng hộ tiếng nói của người dân, bao gồm New York, Los Angeles, Toronto, và Frankfurt.
Một số sinh viên chỉ ra rằng mọi người nên lên tiếng vì đồng bào của họ, vì những người thân, gia đình và bạn bè đã mất trong vụ hỏa hoạn.
Sinh viên học viện Tây An cũng đứng lên phản đối (video)
Khi các sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Vũ Hán tưởng niệm các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Ô Lỗ Mộc Tề, họ đã bị phía nhà trường ngăn chặn!.
T.P