Saturday, November 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tham vọng đưa tiêm kích đến sân sau của Mỹ bất...

TQ tham vọng đưa tiêm kích đến sân sau của Mỹ bất thành

Trung Quốc ‘vỡ mộng’ tham vọng đưa tiêm kích đến sân sau của Mỹ


Tổng thống Argentina Alberto Fernandez vừa cho biết nước này tạm thời không mua bất kỳ máy bay quân sự nào. Thông báo này dập tắt hy vọng của Trung Quốc trong nỗ lực chuyển giao lô tiêm kích JF-17 đầu tiên đến Nam Mỹ, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng tới khu vực được xem là “sân sau” của Mỹ, theo tờ South China Morning Post.
Hy vọng tan biến

Trước đó, tiêm kích Thành Đô FC-1/JF-17 biệt danh “Thần sấm”, Trung Quốc hợp tác sản xuất với Pakistan, được cho là ứng viên sáng giá hàng đầu cho công cuộc hiện đại hóa không quân của Argentina.

“Argentina buộc phải phân bổ nguồn lực cho những thứ quan trọng hơn là chuyện mua máy bay chiến đấu”, ông Fernandez trả lời câu hỏi của tờ Financial Times về khả năng mua tiêm kích của Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo bổ sung hiện Nam Mỹ không đối mặt nguy cơ bùng nổ chiến sự và các nước trong khu vực đang tìm cách thắt chặt quan hệ hơn bao giờ hết.

Argentina vẫn chưa mua và biên chế bất kỳ máy bay chiến đấu nào kể từ khi những chiếc tiêm kích cuối cùng của không quân là Dassault Mirage III do Pháp sản xuất về hưu năm 2015 sau hơn 4 thập niên phục vụ.
Trung Quốc ‘vỡ mộng’ tham vọng đưa tiêm kích đến sân sau của Mỹ – ảnh 2

Tiêm kích Dassault Mirage III đã phục vụ hơn 40 năm trong Không quân Argentina

Không quân Argentina

Năm ngoái, chính quyền Buenos Aires phân bổ 664 triệu USD trong ngân sách năm 2022 để phục vụ cho việc mua tiêm kích đa nhiệm mới và “trám” khoảng trống bên trong lực lượng do thiếu hụt dòng máy bay chiến đấu siêu thanh.

JF-17 là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ thế hệ thứ tư, với vận tốc tối đa đạt Mach 1,6 là bán kính tác chiến lên đến 1.400 km.
Sự lựa chọn khó khăn

Dòng “Thần sấm” của Trung Quốc và Pakistan có sự thu hút đặc biệt đối với Argentina vì giá cả phải chăng, ít sử dụng phụ kiện Anh. Kể từ cuộc chiến Falkland năm 1982 giữa Anh và Argentina, chính quyền London ban hành lệnh cấm vận đối với vũ khí/khí tài chuyển giao cho Buenos Aires.

Lần đầu tiên Argentina bày tỏ sự quan tâm đến dòng JF-17 là vào năm 2015, khi Tổng thống lúc đó là bà Cristina Fernandez de Kirchner thăm Trung Quốc.

Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Argentina bác bỏ tin tức từ giới truyền thông nước này rằng chính quyền Buenos Aires có kế hoạch mua 12 chiếc JF-17. Theo thông tin vào thời điểm đó, Argentina vẫn trong giai đoạn đánh giá về khía cạnh kỹ thuật-kinh tế và tài chính của 5 ứng viên khác nhau cho Dassault Mirage III.

Những dòng máy bay khác được cân nhắc bao gồm HAL Tejas (Ấn Độ), MiG-35 (Nga) và lô F-16 do Mỹ sản xuất đã qua sử dụng từ Không quân Đan Mạch. Ban đầu dòng FA-50 của Hàn Quốc cũng có mặt trong danh sách ứng viên, nhưng sau đó bị loại bỏ vì có phụ kiện do Anh sản xuất.

Trong hai năm qua, các đại diện của Trung Quốc và Argentina thường xuyên thăm lẫn nhau trong nỗ lực thương thuyết các điều khoản về khả năng mua JF-17, chẳng hạn như lắp ráp một phần tiêm kích tại một nhà sản xuất địa phương của Argentina.
Trung Quốc trình làng tên lửa bội siêu thanh mới tại triển lãm Chu Hải

Chương trình JF-17 nhận được sự dẫn dắt của nhà thiết kế Yang Wei, cũng là nhân vật đứng sau chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. JF-17 là dòng tiêm kích do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô phối hợp sản xuất với Tổ hợp Hàng không Pakistan, chủ yếu nhằm vào thị trường nước ngoài.

Dòng tiêm kích đa nhiệm này đã được chuyển giao cho Myanmar, Nigeria và Iraq.

Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động xuất khẩu vũ khí Trung Quốc tại thị trường Nam Mỹ vẫn vô cùng giới hạn, bất chấp nỗ lực thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh. Trong 12 năm qua, Trung Quốc vẫn chưa thành công bán vũ khí/khí tài cho Argentina.

Bán JF-17 cho Argentina là một phần của nỗ lực mà Trung Quốc đang theo đuổi nhằm tăng cường quan hệ quân sự với các quốc gia được coi là “sân sau” của Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới