Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003, được coi là giai đoạn bùng nổ của kinh tế Trung Quốc với học thuyết “Ba đại diện”.
Ông Giang Trạch Dân sinh ngày 17-8-1926, nguyên quán huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1946 khi còn là sinh viên Đại học Giao thông Thượng Hải. Tốt nghiệp kỹ sư điện năm 1947, ông làm việc trong các nhà máy ô tô và viện nghiên cứu trước khi được bầu làm Chủ tịch thành phố Thượng Hải năm 1965 và sau đó là Bí thư thành ủy. Ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 và trở thành ủy viên Bộ chính trị 5 năm sau đó.
Năm 1989, ông được bầu làm Tổng bí thư, thay thế người tiền nhiệm Triệu Tử Dương, và được chọn làm người kế nhiệm lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Ông Giang Trạch Dân là người ham học hỏi, nghiên cứu, ông biết ba thứ tiếng, gồm tiếng Rumani, tiếng Nga và tiếng Anh. Trước khi tham gia chính trị, ông từng được cử sang công tác tại Nhà máy ô tô Stalin ở Moskva những năm 1950 và học tiếng Nga trong thời gian này.
Trong thời gian giữ cương vị là người đứng đầu Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân thúc đẩy các chính sách kinh tế, chính trị quan trọng, giúp nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ và phả vỡ thế cô lập của đất nước. Trong chuyến thăm Mỹ. ông nói với Tổng thống Mỹ Bill Clinton bằng tiếng Anh là: “Chúng ta nên đi theo xu thế thời đại, đáp ứng nguyện vọng của người dân và tiếp tục tiến tới việc thiết lập cũng như phát triển quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng. Ông là người đưa Trung Quốc gia nhập WTO, đưa Hồng Kông và Macao trở về Trung Quốc”.
Đối với Việt Nam, nếu như Đặng Tiểu Bình gây ra chiến tranh biên giới (1979) và làm cho quan hệ Việt – Trung căng thắng suốt mười năm thì Giang Trạch Dân chủ trương sẵn sàng bình thường hóa quan hệ. Với cương vị người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc nhưng ông sẵn sàng gặp ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam để mở đầu cho cuộc gặp với các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và tiến tới bình thường hóa quan hệ Việt – Trung.
Cũng chính trong thời gian ông cầm quyền, hai nước Việt – Trung đã hoạch định để đi đến ký kết phân mới biên giới trên bộ và phân chia Vịnh Bắc Bộ.
Quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt – Trung thời kỳ Giang Trạch Dân khá yên lành, tạo điều kiện cho hai nước cùng phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.
H.B