Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ - Trung đấu khẩu cuối năm

Mỹ – Trung đấu khẩu cuối năm

Chưa kịp ấm chỗ cương vị ngoại trưởng, ông Tần Cương đã phải đối mặt với một tình huống khá nhạy cảm là cú chạm trán giữa một máy bay chiến đấu của Trung Quốc với máy bay do thám Mỹ trên vùng trời Biển Đông.

Video máy bay Mỹ tiếp cận máy bay Trung Quốc do Trung Quốc công bố

Chưa ấm chỗ thật, bởi tân ngoại trưởng Trung Quốc là ông Tần Cương – nhận trọng trách ngày 30/12/2022, thì cú chạm trán diễn ra ngày 31/12/2022.

Trong bối cảnh vì nhiều lẽ, quan hệ hai cường quốc hàng đầu Mỹ và Trung vốn đã căng như dây đàn, gần một năm nay tiếp tục căng thẳng thêm bởi những bất đồng quan điểm liên quan cuộc chiến Ukraine, cú chạm trán càng khiến dư luận chú ý. Không ít người bình luận rằng: Chẳng phải ngẫu nhiên. Rất có thể, Washington định ra một bài tets với người vừa thế chỗ ông Vương Nghị – nhà ngoại giao cáo già luôn thể hiện lập trường cứng rắn với Mỹ trong nhiều năm qua khiến Nhà trắng vô cùng khó chịu. Phản ứng mềm dẻo hay cứng rắn đối với cú chạm trán trên trời giữa hai máy bay sẽ bước đầu cho thấy, ông Tần Cương sẽ là người như thế nào trong quan hệ với Mỹ.

Cho dù cũng như ông Vương Nghị, ông Tần Cương từng làm đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, nên “hiểu Mỹ” chẳng kém người tiền nhiệm, nhưng trong sâu thẳm, có lẽ Washington hy vọng ông Tần Cương là người thức thời.

Thức thời nên ông Tần Cương biết thấm tháp cái mệt mỏi, thiệt hại do những căng thẳng trong quan hệ hai bên. Thức thời nên ông này sẽ thấy rõ, nếu căng thẳng kéo dài, thì Mỹ và Trung Quốc “cùng thua” là cái chắc, chứ chẳng phải là “cùng thắng”…. Thức thời nên từ đó, tân ngoại trưởng Tần Cương sẽ chọn cách ứng xử biết điều hơn với cường quốc, cũng là đối thủ bên kia đại dương là Mỹ.

Trở lại câu chuyện chạm trán. Bên to tiếng trước là Mỹ. Cụ thể, cùng ngày xảy ra vụ việc, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ ra ngay thông báo rằng một máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã tiếp cận máy bay RC-135 của Mỹ trong phạm vi sáu mét, buộc máy bay Mỹ phải lượn ra xa để đảm bảo an toàn.

Máy bay mà bay sát nhau tới 6 mét thì quá nguy hiểm. Sự cố va chạm có thể xảy ra bất kỳ giây phút nào; hậu quả không hẳn là tan tành hai máy bay, mà có thể bùng nổ một cuộc chiến khốc liệt giữa hai cường quốc nhiều duyên nợ, hằm hè nhau lâu nay.

Không nói cụ thể, nhưng ai cũng hiểm hàm ý của Mỹ là cáo buộc Trung Quốc cố tình “gây sự”. Còn máy bay Mỹ hiền khô, lại thành nạn nhân khi đang thực hiện hoạt động trinh sát, tuần tra hợp pháp như vẫn làm lâu nay.

Trung Quốc như bị kích động bởi hành vi của kẻ “vừa ăn cắp vừa la làng”. Ngay sau cáo buộc của Mỹ, ngày 31/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tian Julin đã bác bỏ các cáo buộc của Mỹ. Ông này tuyên bố rằng, trên thực tế, chính máy bay Mỹ đã thực hiện “các thao tác nguy hiểm”. Ra đòn sau, nhưng xem ra, “đòn Tàu” nguy hiểm hơn.

Cùng với việc bật lại: “Phía Mỹ cố tình đánh lạc hướng dư luận, đổi trắng thay đen, đổ lỗi cho Trung Quốc trong khi chính Mỹ mới phải chịu trách nhiệm và khiến dư luận quốc tế hoang mang”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố luôn đoạn video được quay từ máy bay Trung Quốc chiến đấu của Trung Quốc.

Bằng vào chứng cứ của đoạn Clip, có thể thấy, chiếc máy bay trinh sát hiện đại in dòng chữ Không lực Hoa Kỳ (US ARI FORCE) quả chẳng hiền lành. Ngược lại, có thực hiện “thao tác nguy hiểm” thật. Cụ thể, nó đã chẳng “tránh ra xa” như phía Mỹ cho biết, mà còn tiếp cận máy bay Trung Quốc, ở độ cao cao hơn chút ít, một cách bình tĩnh và chủ động. Cái bình tĩnh, chủ động thường có ở những đối thủ tự cho là “trên cơ”.

Cuộc đấu khẩu dừng lại như mọi khi. Có lẽ Trung Quốc không muốn đẩy câu chuyện đi xa và căng thẳng hơn. Còn Mỹ, bài tets coi như đã cho kết quả: ông Tần Cương hay ông Vương Nghị thì cũng thế: trong các tình huống tương tự, cùng lắm là làm cuộc “khẩu chiến”, chứ còn lâu, kẻ vũ phu này mới ra đòn, bởi còn lượng sức vóc mình liệu đã đủ quần nhau với đối thủ trên sàn đấu thật sự hay chưa?

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới