Hải Nam nằm ở cực Nam của Trung Quốc và luôn được Bắc Kinh sử dụng như một địa bàn để phục vụ tham vọng khống chế, độc chiếm Biển Đông. Trong tỉnh này có cái gọi là “thành phố Tam Sa” được Trung Quốc lập ra để “quản hạt” các khu vực mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông, cho dù yêu sách này đã bị Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông.
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý đặc biệt, Hải Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, tầm quan trọng về địa chiến lược của nó có thể làm phức tạp hóa, thay vì nâng cao khả năng của Hải Nam trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực.
Hải Nam từng là nơi đi đầu trong việc thí điểm thời kỳ “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc khi được tách ra khỏi tỉnh Quảng Đông với tư cách là tỉnh “trẻ nhất” của Trung Quốc vào năm 1988, cũng là thời điểm nơi đây được chỉ định là “Đặc khu kinh tế” (SEZ). Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ sau đó, Hải Nam đã không thể gây được ấn tượng về mặt kinh tế sau khi một loạt chiến lược kinh tế không nhất quán đã cản trở tỉnh này phát triển. Năm 1994, Hải Nam đã xây dựng một chiến lược tập trung vào công nghiệp nặng, nhưng chỉ được vài năm đã từ bỏ điều này để tập trung vào các ngành công nghiệp hàng hải.
Bẵng đi một thời gian dài, người ta không nhắc đến vai trò của Hải Nam về mặt kinh tế. Những năm đầu Thế kỷ 21, Hải Nam thường được giới quan sát quốc tế nhắc đến như một căn cứ quân sự lớn ở phía Nam của Trung Quốc. Nơi đây có xuất hiện nhiều công trình quân sự lớn mà tiêu biểu là căn cứ tàu ngầm lớn tại Du Lâm, nằm ở bờ biển phía Đông Nam đảo Hải Nam. Đồng thời, đây cũng là một trong những căn cứ nơi xuất phát và tỉnh này được nêu tên gắn với nhiều hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, từ việc ban hành các quyết định quản lý hành chính đến việc triển khai các hoạt động từ việc gây hấn với các nước láng giềng ven Biển Đông đến hay tiến hành diễn tập quân sự trên Biển Đông…. Do vậy mà các chuyên gia nhận định Hải Nam là tiền đồn quân sự lớn để Trung Quốc khống chế Biển Đông.
Do có vị trí chiến lược đối với Biển Đông, đảo Hải Nam được xây dựng trở thành một căn cứ hải quân, không quân lớn của quân đội Trung Quốc. Mặt khác, đây cũng là nơi tập trung của lực lượng dân quân biển trước khi tỏa ra hoạt động khắp Biển Đông, giúp Trung Quốc duy trì sự hiện diện thường xuyên và triển khai chiến thuật “vùng xám” ở Biển Đông.
Thực tế cho thấy Các chuyên gia quân sự cho rằng từ căn cứ quân sự ở Hải Nam, Trung Quốc đã từng bước tiến ra Biển Đông, xây dựng các công trình quân sự trên các thực thể mà họ chiếm đóng ở Biển Đông, trong đó các cầu cảng, đường băng cỡ lớn tập trung trên đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa và trên các đá Chữ Thập, đá Xu Bi, đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa với mục tiêu mở rộng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông hay nói cách khác là quân sự hóa Biển Đông.
Nhân dịp 30 năm thành lập tỉnh Hải Nam, tháng 04/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng tầm của Hải Nam lên một bậc khi đưa ra ý kiến chỉ đạo biến hòn đảo này thành vùng tự do thương mại hướng đến lĩnh vực biển. Ông Tập thậm chí còn tuyên bố Hải Nam sẽ trở thành viên ngọc trai của Trung Quốc. Căn cứ vào chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, tháng 6/2020 Chính phủ Trung Quốc chính thức công bố quyết định về thành lập vùng tự do thương mại và được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào năm 2021. Với chủ trương xây dựng hòn đảo này thành vùng tự do thương mại, mục tiêu của ông Tập Cận Bình là biến Hải Nam thành biểu tượng của chính sách mở cửa của Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực du lịch. Hiện Hải Nam có cả một kế hoạch thu hút khách du lịch nước ngoài lưu lại lâu hơn trên đảo, như không cần visa (công dân 59 nước được miễn visa du lịch), thời hạn lưu trú dài hơn so với những thành phố khác của Trung Quốc. Đây được coi là bước đột phá, tăng tốc trong tiến trình mở cửa ở Hải Nam.
Bên cạnh đó, Vùng tự do thương mại đảo Hải Nam sẽ tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường chưa từng có cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi nó sở hữu một danh sách ngắn nhất các mặt hàng bị hạn chế hoặc cấm đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong số các khu vực thương mại tự do của Trung Quốc. Đầu tư vào các ngành dịch vụ, hậu cần như du lịch, dịch vụ y tế, tài chính và giáo dục đang được đặc biệt khuyến khích. Theo đó, vùng tự do thương mại Hải Nam được lên kế hoạch hoạt động đầy đủ vào năm 2035, trở thành một khu vực hải quan riêng với cơ cấu và cấu trúc thuế quan riêng. Sẽ có “hai tuyến” điều hành hàng hóa ra vào Hải Nam. “Tuyến đầu tiên” gần như hoàn toàn mở, cho phép hầu hết hàng hóa được tự do nhập khẩu và xuất khẩu từ vùng tự do thương mại Hải Nam; “Tuyến thứ hai” điều tiết chặt chẽ hơn hàng hóa đi từ Hải Nam vào lục địa Trung Quốc. Đầu tháng 4/2022, giới chức Hải Nam đã âm thầm thực hiện bước đầu tiên là “niêm phong hải quan” để chuyển vùng tự do thương mại Hải Nam thành một khu vực hải quan hoàn toàn tách biệt vào năm 2025. Thuế suất sẽ sớm được đơn giản hóa và thấp hơn các khu vực khác của Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định vì là một hòn đảo, Hải Nam không dính với phần còn lại của Trung Hoa lục địa nên có thể dễ dàng hơn trong việc thử nghiệm những chính sách theo hướng mở cửa. Với chủ trương xây dựng hòn đảo này thành vùng tự do thương mại, mục tiêu của ông Tập Cận Bình là biến Hải Nam thành biểu tượng của chính sách mở cửa của Trung Quốc và đặc biệt nhấn mạnh vào lĩnh vực du lịch. Hiện Hải Nam có cả một kế hoạch thu hút khách du lịch nước ngoài lưu lại lâu hơn trên đảo, như không cần visa (công dân 59 nước được miễn visa du lịch), thời hạn lưu trú dài hơn so với những thành phố khác của Trung Quốc. Đây được coi là bước đột phá, tăng tốc trong tiến trình mở cửa ở Hải Nam.
Vị thế cảng thương mại tự do của Hong Kong hay Singapore chính là những hình mẫu cho vùng tự do thương mại Hải Nam; Hawaii cũng là một nguồn cảm hứng cho Hải Nam do là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Theo đó, vùng tự do thương mại Hải Nam được lên kế hoạch hoạt động đầy đủ vào năm 2035, trở thành một khu vực hải quan riêng với cơ cấu và cấu trúc thuế quan riêng. Sẽ có “hai tuyến” điều hành hàng hóa ra vào Hải Nam. “Tuyến đầu tiên” gần như hoàn toàn mở, cho phép hầu hết hàng hóa được tự do nhập khẩu và xuất khẩu từ vùng tự do thương mại Hải Nam; “Tuyến thứ hai” điều tiết chặt chẽ hơn hàng hóa đi từ Hải Nam vào lục địa Trung Quốc. Đầu tháng 4/2022, giới chức Hải Nam đã âm thầm thực hiện bước đầu tiên là “niêm phong hải quan” để chuyển vùng tự do thương mại Hải Nam thành một khu vực hải quan hoàn toàn tách biệt vào năm 2025. Thuế suất sẽ sớm được đơn giản hóa và thấp hơn các khu vực khác của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu quốc tế đã đưa ra những nhận định hết sức quan trọng về chủ trương của Bắc Kinh trong việc biến Hải Nam thành vùng tự do thương mại; coi quyết định này của ông Tập Cận Bình không đơn thuần chỉ là một tầm nhìn để thiết lập một trung tâm thương mại và du lịch mà nó bao hàm một ý nghĩa chiến lược sâu sắc, một phần trong chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc và mục tiêu không đổi trong vấn đề Biển Đông hết sức nguy hiểm, trong đó có mưu đồ chính trị và lãnh thổ, thúc đẩy tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, thể hiện trên một số điểm sau:
Thứ nhất, sau một thời gian tập trung xây dựng đảo Hải Nam thành một căn cứ quân sự lớn để khống chế Biển Đông, Trung Quốc đã vấp phải nhiều chỉ trích của cộng đồng quốc tế và tạo mối lo ngại lớn đối với các nước láng giềng ven Biển Đông. Giờ đây, giới cầm quyền Bắc Kinh với hạt nhân là ông Tập Cận Bình đang tìm cách để dân sự hóa khu vực trọng yếu này hòng đánh lạc hướng dư luận, giảm bớt sự chú ý của cộng đồng quốc tế ở khía cạnh quân sự.
Mục tiêu xuyên suốt của Trung Quốc là khống chế, độc chiếm Biển Đông. Hải Nam luôn được Bắc Kinh sử dụng như bàn đạp tiến xuống Biển Đông để hiện thực hóa mục tiêu này. Giới phân tích nhận định về thực chất vùng tự do thương mại chỉ là “một chiếc áo” được Bắc Kinh khoác lên Hải Nam làm vỏ bọc để che đậy những toan tính về vai trò chiến lược về mặt quân sự trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Giới cầm quyền Bắc Kinh ý thức rất rõ rằng một Hải Nam phát triển hơn có thể đóng vai trò như một “xuất phát điểm tốt hơn cho quân đội Trung Quốc”.
Thứ hai, cả Trung Quốc và Mỹ đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, chính vì lẽ đó mà ASEAN luôn là địa bàn cạch tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh đưa ra chủ trương biến Hải Nam thành vùng tự do thương mại với mục tiêu tranh thủ, lôi kéo các nước ASEAN nhằm giành ưu thế trước Mỹ ở khu vực. Trên thực tế, năm 2021 các nước ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Hải Nam. Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với việc đưa ra sáng kiến khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ngay lập tức có được sự tham gia của 7/10 nước ASEAN, Bắc Kinh thấy cần thiết sử dụng vùng tự do thương mại Hải Nam như một bàn đạp để ngăn các nước ASEAN ngả theo Mỹ. Một số chuyên gia đã nhận định kế hoạch lập vùng tự do thương mại Hải Nam là “đòn phản công” của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh tính toán dựa vào vùng tự do thương mại để tạo động lực tích cực nhằm củng cố quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN nhằm hạn chế tối đa phản ứng của các nước này trên hồ sơ Biển Đông. Trong con mắt của Bắc Kinh, miếng bánh kinh tế lớn hơn cuối cùng cũng sẽ khiến các tranh chấp ở Biển Đông trở nên không còn mấy quan trọng nếu so với sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, quan điểm này của Trung Quốc không hẳn sẽ được các nước Đông Nam Á có yêu sách ở Biển Đông đồng tình.
Thứ ba, thông qua phát triển Hải Nam thành vùng tự do thương mại, Trung Quốc một mặt triển khai chiến lược Vành đai, con đường, mặt khác tạo sức ép cạnh tranh quyết liệt đối với Việt Nam. Khi đi vào triển khai, với nhiều ưu đãi, trợ cấp và đặc biệt là khả năng tài chính từ Chính phủ Trung Quốc, Hải Nam sẽ có nhiều điều kiện phát triển mạnh và những lĩnh vực Hải Nam đang tập trung thu hút đầu tư, du lịch cũng chính là các thế mạnh của các tỉnh ven biển phía Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, thách thức về mặt kinh tế đối với Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều.