Việc một công ty vận tải biển có mối quan hệ sâu sắc với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mua các cảng container ở New York và New Jersey vào tháng 12 năm 2022 đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về khả năng và sự sẵn sàng của phương Tây trong việc chống lại Trung Quốc.
Trong khi Bắc Kinh đang xây dựng một nền tảng để kiểm soát thương mại hàng hải và một lực lượng xâm lược nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đến bờ biển Hoa Kỳ.
Việc sáp nhập ngành vận tải container toàn cầu thành ba liên minh vào năm 2016 đã mở ra cơ hội cho một loại hình tổ chức toàn cầu mới hoạt động gần như ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý quốc gia, 3 liên mình này lần lượt là 2M, OCEAN Alliance và THE Alliance. Một số hãng tàu đã thành lập các liên minh để quản lý năng lực hàng hóa sau khi giảm giá vào năm 2016 dẫn đến sự phá sản của một hãng tàu lớn trước đó.
Về mặt hoạt động, các thành viên liên minh có xu hướng tập trung các dịch vụ container tại các cảng thuộc sở hữu của liên minh, điều này có thể khiến các cảng phụ thuộc nhiều hơn vào một liên minh chi phối.
Trung Quốc hiện đang kiểm soát OCEAN Alliance- một trong những liên minh vận chuyển. Liên minh này bị chi phối bởi COSCO, một công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, là nhà khai thác cảng lớn thứ hai thế giới. Các thành viên khác của liên minh OCEAN là công ty Vận tải Trường Vinh của Đài Loan và CMA CGM, một công ty gia đình có trụ sở tại Marseille, Pháp có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty nhà nước Trung Quốc.
Kể từ năm 2000, COSCO và các công ty vận tải biển và cảng thuộc sở hữu nhà nước khác của Trung Quốc đã liên tục mở rộng hoạt động của họ ở phương Tây. Theo một số nhà phân tích, các công ty Trung Quốc sở hữu hoặc vận hành 96 cảng ở 53 quốc gia.
Việc kiểm soát các cảng và bến cảng mang lại cho Trung Quốc sức ảnh hưởng kinh tế và chính trị đối với chính phủ ở các quốc gia nơi các công ty nhà nước Trung Quốc vận hành cơ sở hạ tầng quan trọng.
Thành công mới nhất trong quá trình mở rộng thương mại của vận tải biển Trung Quốc đến ngày 7 tháng 12 là họ đang mua các bến container ở New York và New Jersey, theo CMA CGM tiết lộ.
Các đồng minh của Hoa Kỳ bao gồm Hy Lạp, Canada, Đức và Israel cũng đã kêu gọi COSCO và các công ty vận tải biển thuộc sở hữu nhà nước khác của Trung Quốc đầu tư vào các bến cảng của họ hoặc xây dựng lại toàn bộ cảng, thậm chí bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Washington.
Singapore và Pháp đã dựa vào lực lượng vận chuyển container của Trung Quốc, hoặc có công ty hàng đầu quốc gia của họ đã trở thành đối tác kinh doanh với các công ty Trung Quốc. Nếu một cuộc hải chiến với Trung Quốc nổ ra, mở rộng ra Tây Thái Bình Dương, khiến Trung Quốc chỉ cho phép các tàu của OCEAN Alliance vào các cảng của mình, thì liệu các quốc gia này có nguy cơ bị chặn tuyến cung ứng từ châu Á không? Một đánh giá đúng đắn về tình hình hậu cần cho thấy rằng điều này là có thể.
Đô đốc Raymond Spruance, người đã giúp thiết kế chiến lược Nhảy đảo mà Hoa Kỳ đã sử dụng ở Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai đã viết, một kế hoạch hậu cần hợp lý quyết định sự thành công hay thất bại của một chiến dịch quân sự. Trung Quốc cũng có một kế hoạch như vậy trong các hoạt động kinh tế chống lại Hoa Kỳ và phương Tây, còn Hoa Kỳ hiện tại không có nó.