Thursday, November 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLối áp đặt tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã...

Lối áp đặt tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã xưa rồi!

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang tiến vào Biển Đông. Những ngày đầu năm 2023, tình hình khu vực leo thang căng thẳng. Trung Quốc tuyên bố, Mỹ cố tình tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Singapore thông báo: nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sẽ tập trận chung trên biển từ ngày 16 đến ngày 20/1, với sự tham gia của hơn 2.000 quân nhân từ Mỹ và Singapore. Đây là một con số khá lớn tham gia tập trận, khiến cho Trung Quốc không thể không có những phương án đáp trả.

Đáng chú ý, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz của Mỹ là loại tàu chiến hiện đại, có năng lực sát thương và không sát thương từ “không gian đến dưới đáy biển”. “Quái vật” biển lần đầu tiến vào Biển Đông như một thông điệp thể hiện sức mạnh đứng đầu thế giới của hải quân Mỹ.

Không chỉ có sự phối hợp của Singapore. Dịp này, Mỹ và Nhật Bản cùng công bố sẽ tăng cường sự hiện diện của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Okinawa. Washington và Tokyo còn tiết lộ nhiều sáng kiến để đưa quân đội hai nước xích lại gần nhau hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho hay: “Chúng tôi chia sẻ tầm nhìn chung với Nhật Bản để duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Và tất cả những điều chúng tôi đang làm đều hướng tới mục đích đó”.

Bắc Kinh luôn cho rằng, “Mỹ thật sự là nhà tạo ra rủi ro an ninh” trong khu vực. Cần phải cảnh giác, chống lại mối nguy hiểm của “mọi sự liên minh ma quỷ” giữa Mỹ và các đồng minh, lâu nay Trung Quốc tăng cường phòng thủ, tập trận sát tình huống chiến đấu. Hải quân Trung Quốc “bám đuôi” rất chặt các tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông. Tháng 11/2022, Trung Quốc tuyên bố đã buộc tàu sân bay USS Chancellorsville rời khỏi Biển Đông, khi cho rằng tàu này “xâm nhập trái phép” vùng biển mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh.

Đáp lại, Lầu Năm góc bác bỏ các tuyên bố “trịch thượng” của Bắc Kinh. Hải quân Mỹ cho biết, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường của nước này hoạt động ở Biển Đông như một phần của hoạt động tự do hàng hải, theo luật pháp quốc tế. “Tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, nên được bảo đảm chủ quyền của mình, không bị ép buộc và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận”.

Theo đó, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường của Mỹ hoạt động ở Biển Đông là hoạt động thể hiện cam kết của Washington với khu vực. Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ các quyền và luật trên biển, đồng thời, cùng các đồng minh và đối tác duy trì trật tự quốc tế.

Lý lẽ của Mỹ, Nhật Bản, Singapore cho rằng, mặc dù đã ký và phê chuẩn Công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS- 1982), nhưng lâu nay Trung Quốc ngang nhiên phớt lờ các nghĩa vụ hiệp ước của mình được quy định tại Công ước này. Các quy định trong Luật pháp quốc tế, được phản ánh trong Công ước là nền tảng cho một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trên biển.

UNCLOC quy định quyền và sự tự do hàng hải, là căn cứ cho việc bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái biển, và thiết lập các nguyên tắc mà tất cả các quốc gia, bất kể lớn hay nhỏ về diện tích, cũng như sức mạnh về quân sự hay kinh tế, đều có thể khai thác hợp pháp các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

Những hoạt động quân sự vừa qua của Mỹ và đồng minh chỉ nhằm thể hiện rõ hơn cam kết duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông. Đây là cam kết Mỹ chia sẻ với Việt Nam, một trong những thành viên chủ động nhất của UNCLOS.

Trước sau như một Mỹ luôn sát cánh với Việt Nam và các nước trong khu vực bảo vệ chủ quyền, lãnh hải trên biển, ngăn chặn các hành động chèn ép, bắt nạt các nước nhỏ của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Không chỉ có vậy, bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo cũng là bảo vệ quyền đối với các nguồn dầu khí ngoài khơi, quyền đánh bắt hải sản… Đây là những điều sống còn cho sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

Lối áp đặt tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã xưa rồi!

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới