Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựTin đồn không quân Việt Nam chốt 2 trung đoàn Su -30SM

Tin đồn không quân Việt Nam chốt 2 trung đoàn Su -30SM

Hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới các bạn đôi lời về chia sẻ tin đồn Việt Nam chốt mua tiêm kích Su 30SM, cách đây gần 1 tuần, chính xác là Ngày 9 tháng 7 trên mạng xã hội Facebook, một số tài khoản cá nhân cũng như các fanpage lớn bắt đầu loan tin về việc một quốc gia nào đó ở Đông Nam Á đã chốt mua 2 trung đoàn tiêm kích Su-30SM của Nga. Sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Thậm chí có những nguồn tin nói thẳng rằng; nguồn tin riêng của họ cho biết, ngay sau chuyến thăm của Sergey Lavrov tới Hà Nội, Trung đoàn 927 đã có tiêm kích Su-30SM, đã có những người ngay lập tức tin tưởng cũng có những người nghi ngờ.

Chúng tôi có thể khẳng định rằng mọi nguồn tin phía trên đều là không chính thức và không thể nói rằng họ có bất cứ cơ sở nào để tin. Nguồn tin mà họ nói có chăng theo cách giải thích của họ là nguồn “giấy gói xôi” hay là nguồn tin mà họ không thể nói đó là ai, ở đâu để chứng minh điều gì đó. Trong hơn 10 năm trở lại đây, khi Việt Nam chính thức chốt một thương vụ mua sắm vũ khí nào đó, báo chí Nga hay các quốc gia khác như Israel, Pháp đều có báo cáo rõ ràng về thời điểm số lượng và giá trị hợp đồng. Hầu như 10 năm qua Việt Nam mua gì thì các tổ chức quốc tế đều có thống kê và mọi thứ đều khớp với diễn biến sau đó. Việc mua sắm bây giờ hầu như rất khó có thể giấu kín mọi thứ, bởi các cơ quan kiểm soát mua bán vũ khí quốc tế đều có yêu cầu có văn bản và việc đơn vị cung cấp có báo cáo minh bạch. Cơ chế quốc tế giờ đây chặt chẽ hơn nhiều và việc mua sắm không có gì mà phải giấu giếm cả. Càng giấu thì người khác càng tò mò. Bí mật ở đây không phải là câu chuyện mua bao nhiêu? Bao nhiêu tiền? Mà bí mật nằm ở ngày giờ bàn giao, cấu hình chi tiết, cụ thể vũ khí trang bị, điều quan trọng nhất là kế hoạch tác chiến, đó là những thứ được xếp vào bí mật. Dĩ nhiên, cũng có thời hạn cho bí mật. Ví dụ như sau khi bàn giao xong thì lộ một bức ảnh cho dân tình vui lây. Gần đây nhất là câu chuyện mua 64 xe tăng T90, 12 máy bay huấn luyện Yak-130, 12 máy bay huấn luyện L-39NG, 3 máy bay huấn luyện T-6A Texan II. Mọi thứ đều được công bố, chỉ có điều thời điểm bàn giao, cấu hình dành riêng cho Việt Nam là một câu chuyện khác.

Quay trở lại với thông tin về Su-30SM cho tới giờ phút này, chưa có một cơ quan báo chí, một nguồn tin chính thức nào từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga hay là tuyên bố của quan chức cấp cao chính phủ Nga nói về việc Việt Nam đã chốt cái gì đó với họ. Thông tin duy nhất về khả năng Việt Nam mua thêm Su-30 cho tới bây giờ chỉ có đúng nguồn tin chính thức của báo chí Nga vào tháng 9 năm 2021. Khi đó ông Dmitri Shugayev Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga đã nói rằng, Việt Nam quan tâm tới việc mua thêm máy bay tiêm kích Su-30 và nghiên cứu về dòng máy bay huấn luyện Yak-152. Quan tâm và đã chốt là hai vấn đề khác nhau một trời một vực. Quan tâm thì sẽ có thể không quan tâm nữa, không muốn mua nữa nhưng đã chốt thì coi như “chắc như đinh đóng cột”.

Với Su-30SM chúng tôi cũng có chút hi vọng rằng đó là sự thật, về mặt chủ quan chúng tôi rất mong tin đồn đó là có cơ sở vấn đề chỉ là thời gian, có khả năng điều này đã được đề cập tới trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov. Nhưng về mặt không công khai cần lưu ý rằng ông Lavrov là nhà ngoại giao, vấn đề mua bán cụ thể không phải là việc của ông ấy. Các bên chỉ có thể bàn luận sơ bộ còn cụ thể như thế nào, thì đó là vấn đề giữa cơ quan mua sắm vũ khí hai quốc gia, Bộ Quốc phòng của hai nhà nước. Nên có một niềm tin cho rằng, đây có thể là sự mở đầu hoặc nằm ở giai đoạn giữa kỳ trong quá trình tìm mua thêm máy bay chiến đấu, để góp phần hiện đại hóa Không quân Nhân dân Việt Nam. Mọi thứ chưa phải là chốt cứng chính thức ra tiền và số lượng, mà mới chỉ dừng ở giai đoạn đàm phán đang cùng tìm tiếng nói chung và mọi thứ hoàn toàn chế đổ vỡ như nhiều thương vụ trong quá khứ.

Ví dụ, như mua 18 khấu pháo Caesar của Pháp hay là 150 xe tăng T-72M1 từ Ba Lan hay là câu chuyện cặp tàu hộ vệ Sigma 9814 của Hà Lan, biết đâu tới phút chót chúng ta lại nghĩ rằng thôi Su-30SM làm gì lên thẳng Su-57E đi. Nói vậy cho vui chứ Việt Nam mà chốt được 2 trung đoàn Su-30SM thì vui lắm, so với Su-30MK2 Su-30SM hiện đại hơn rất nhiều và nó hoàn toàn đảm nhận được thêm vai trò không đối hải tác chiến trên biển. Điều hay là Su-30SM có trong tay một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 4,5 tiệm cận máy bay thế hệ thứ 5. Ví dụ như động cơ chỉnh hướng véc tơ lực đẩy kết hợp với cánh mũi, hệ thống lái tiên tiến đem lại cho máy bay khả năng bay siêu cơ động, phù hợp với các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Su-30SM cũng có radar khỏe hơn với siêu cảm biến N011M và có tầm chính xác 400km, có thể theo dõi mục tiêu bán cầu trước cách 200km, 60km bán cầu sau trong chế độ không đối không. Nó có thể theo dõi 15 mục tiêu trên không, khóa 4 mục tiêu trong số đó để thực hiện đòn tấn công tốc độ bằng tên lửa R-27, R-77. Trong chế độ không đối đất, cảm biến có khả năng phát hiện mục tiêu dịch chuyển trên mặt biển, trên đất liền, định vị và theo dõi ít nhất 2 mục tiêu cùng lúc. Nó có thể phát hiện một nhóm xe tăng cách 40-50km, mục tiêu kích cỡ tàu khu trục các 80 đến 120 km, khả năng mang tải vũ khí của Su-30SM cũng tương đương Su-30MK2 với 8 tấn bom đạn, cùng một khẩu pháo 30 ly gắn trong thân. Các loại vũ khí mà Việt Nam mua cho Su-30MK2 đều tương thích với Su-30SM có thể dùng chung. Đáng chú ý hiện nay, Nga đang tiến hành sản xuất phiên bản nâng cấp Su-30SM với định danh là Su-30SM2 trang bị radar N035 và động cơ AL-41F1S của Su-35S.

Như vậy, Su-30SM2 giờ đây tương đương sức mạnh của Su-35 nhưng có giá thành rẻ hơn đáng kể, đó là sự khác biệt cơ bản của hai mẫu tiêm kích đa năng, cảm biến N035 có khả năng phát hiện và theo dõi 30 mục tiêu trên không, cùng thời điểm ở cự ly gần 350km, sẵn tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc, nó có thể phát hiện mục tiêu có tiết diện phản xạ vô tuyến 3m2 cách 350km, radar mới cũng như các hệ thống cảm biến theo kèm cho phép Su-30SM2 mang được một vài loại vũ khí mới như bom dẫn đường Kap250 và tên lửa hành trình tàng hình Kh-59MK2.

Về kinh nghiệm thực chiến Su-30SM tới nay đã tham gia hai cuộc chiến tranh vùng nội chiến Syria và cuộc chiến tranh ở Ukraina. Trên cả hai chiến trường Su-30SM chủ yếu tham gia vào các cuộc tấn công mặt đất, vì đối phương không có không quân hoặc không đủ sức không chiến sòng phẳng nên khó đánh giá được hết vấn đề này. Về thiệt hại ở Syria, Nga đã mất ít nhất một Su-30SM bị tai nạn khi hạ cánh, còn Ukraina 2 chiếc đã bị bắn hạ được hỏa lực phòng không của đối phương. Tuy nhiên, tại đây dòng máy này cũng chứng minh được ít nhiều khả năng chế áp phòng không, khi thực hiện các đòn tập kích, phá hủy hạ tầng phòng không của đối phương bằng tên lửa Kh-31P. Ngoài ra, nó được ghi nhận là đã phá hủy một vài tổ hợp tên lửa đạn đạo Tochka-U. Dù vậy, chừng ấy thông tin chưa đủ để chúng ta có thể dìm hàng Su-30SM hay máy bay Nga nói chung.

Cần lưu ý rằng, thiệt hại chiến tranh là chuyện không thể tránh khỏi, đã chiến tranh tất có thiệt hại. Nếu cứ bảo rằng xe tăng, máy bay bị bắn cháy phá hủy tan tành là đồ dởm, thế hóa ra cả thế giới này đều dùng vũ khí dởm hay sao? Chắc là phải lôi mấy ông Bộ quốc phòng Mỹ ra tòa, vì cái tội sao Việt Nam bắn rụng 34 chiếc B52 mà giờ không quân Mỹ vẫn phải dùng B52, hay phải lôi tướng lĩnh 25 quốc gia quả vì tội F16 rụng đầy ra đấy mà vẫn cắm đầu đi mua. Vũ khí chỉ là cục sắt vụn vô tri nếu không có ai sử dụng nó, nhưng dùng thế nào mới là chuyện quan trọng. Một mẫu máy bay hiện đại cũng có thể rụng ngay lần đầu tham chiến vì chiến thuật kém, phi công chủ quan hay là phòng không đối phương quá mạnh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới