Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnẤn độ chưa thể thay TQ sản xuất Apple

Ấn độ chưa thể thay TQ sản xuất Apple

Việc Apple bắt đầu lắp ráp các mẫu smartphone mới nhất tại Ấn Độ được xem là chiến thắng của chiến lược ‘Make in India’. Song, vẫn còn nhiều thách thức để quốc gia này trở thành ‘công xưởng’ của thế giới.

Chiến dịch “Make in India” có thực sự tạo được cú hích cho ngành sản xuất của Ấn Độ?

Căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, mối quan hệ giao hảo giữa Ấn Độ với Mỹ, Australia và Nhật Bản, được xem là những lợi thế để Ấn Độ có thể trở thành cứ điểm sản xuất tiếp theo của Apple, theo Bloomberg.

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 cũng giúp Ấn Độ thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư. Quốc gia này hiện là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong vòng 3 năm qua, với GDP dự kiến kiến sẽ đứng ở vị trí thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng những lợi thế mà Ấn Độ – đang trên đường trở thành nước đông dân nhất thế giới, thay Trung Quốc – đang có vẫn chưa thể giúp thúc đẩy lĩnh vực sản xuất đang trì trệ.

Chiến dịch “Make in India” của Thủ tướng Modi, với mục tiêu tăng xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm, vẫn chưa đủ sức mạnh. Sản xuất chiếm khoảng 14% tỷ trọng nền kinh tế Ấn Độ, một con số gần như không tăng trưởng trong suốt nhiều thập kỷ. Thêm nữa, bất chấp lợi tức dân số khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này vẫn luôn ở mức cao.

Kể từ khi “Make in India” được khởi động vào năm 2014, thời hạn chót để hoàn thành một trong số những mục tiêu quan trọng của nó – nâng cao tỷ trọng của sản xuất trong GDP lên 25% – đã được gia hạn thêm 3 lần, từ 2020 lên 2022, và rồi lên 2025.

Amitendu Palit, nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về thương mại quốc tế và đầu tư đến từ ĐH Quốc gia Singapore, nói rằng tách khỏi Trung Quốc “chưa được hoàn tất.”

Nói cách khác, để dịch chuyển các chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, ông Palit cho rằng chính phủ của ông Modi cần phải chứng minh được Ấn Độ là nơi có chi phí rẻ hơn và thuận lợi hơn để làm ăn kinh doanh, thay vì đơn giản là dựa vào các yếu tố chính trị hay an ninh để lôi kéo các công ty.

Mặc dù những khuyến khích tài chính mà ông Modi đưa ra đã tạo cho Apple một cơ hội mới để thiết lập xưởng sản xuất ở Ấn Độ, nhưng công ty có trụ sở ở California này vẫn chỉ chế tạo một phần của những chiếc iPhone ở đất nước này. Nên nhớ rằng, có nhiều công ty đã rời khỏi Ấn Độ do những thách thức dài hạn như cửa quyền, bao gồm General Motors Co., Ford Motor Co. và Harley-Davidson Inc.

Tesla –trước đây từng nói sẽ cân nhắc mở nhà máy ở Ấn Độ sau khi nước này hứa cho họ bán xe hơi nhập khẩu giảm thuế – hiện đang hoàn tất một thỏa thuận mở nhà máy ở Indonesia.

Để đáp ứng được những kỳ vọng về một Ấn Độ chuyển biến, ông Modi cần phải tiếp tục đưa ra nhiều sửa, trong đó có bộ luật lao động. Đảm bảo các doanh nghiệp có đất để mở xưởng sản xuất cũng là một vấn đề khác.

Một ví dụ điển hình là ArcelorMittal SA. Hãng sản xuất thép lớn nhất thế giới này từng muốn xây một nhà máy ở bang Odisha cách đây hơn một thập kỷ, nhưng đã hủy kế hoạch vào năm 2013 do không thể lấy được đất và giấy phép cần thiết để khai thác quặng sắt. Công ty này sau đó trở lại Odisha một lần nữa, với kế hoạch xây một nhà máy công suất 24 triệu tấn thép/năm thông qua liên doanh với Nippon Steel Corp.

“Đó là một cuộc cải cách khó khăn,” Nada Choueiri, trưởng đại diện của Ấn Độ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói. “Nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện, bởi khi các công ty tìm đến và thiết lập cơ sở, họ cần có đất.”

Việc làm cũng là một nguyên nhân. Sự chậm trễ trong việc thúc đẩy sản xuất và sự suy giảm mạnh trong hoạt động nông nghiệp ở Ấn Độ đã gây tác động không nhỏ: khoảng 12 triệu dân gia nhập lực lượng lao động hàng năm phải phụ thuộc hết vào ngành dịch vụ.

Nhưng Ấn Độ lại gặp khó khăn trong việc tạo thêm việc làm ở trong ngành dịch vụ, mặc dù có đà tăng trưởng mà khó có nền kinh tế lớn nào có thể sánh bằng. Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề việc làm bằng cách chuyển dịch vị thế từ nông trại sang xưởng sản xuất của thế giới.

Việc làm là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh tổng thể nếu như Ấn Độ muốn tăng thu nhập bình quân đầu người – hiện đang ở mức thấp hơn cả nước láng giềng Bangladesh (2.723 USD). Thu nhập cao hơn sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng, từ đó giúp các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn và tạo thêm nhiều việc làm hơn.

Mặc dù Ấn Độ hiện nay xuất hiện nhiều trên truyền thông thế giới nhờ nền kinh tế tăng trưởng bứt tốc, “nhưng thật thất vọng khi nhìn vào sự tiến triển thực tế,” Shumita Deveshwar, trưởng kinh tế gia về Ấn Độ đến từ hãng tư vấn TS Lombard, nhận định.

Ông Deveshwar liệt kê ra nhiều vấn đề nội tại của Ấn Độ: cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu lao động có kỹ năng và không thể thực thi các chính sách thu hút đủ nguồn đầu tư. Kể cả Ấn Độ có ký được nhiều thỏa thuận làm ăn lớn – như với Apple – thì sự khó thay đổi và loại hình đầu tư vẫn khiến nhiều người lo lắng.

Trong những năm gần đây, một lượng lớn nguồn vốn nước ngoài đều đổ vào lĩnh vực dịch vụ thay vì sản xuất, theo Deloitte. Nguồn vốn đổ vào Ấn Độ đã chậm lại trong năm 2021, và bắt đầu từ năm 2020 nước này đã rớt khỏi top 25 theo Chỉ số Lòng tin FDI của Kearney.

Chỉ số này đo lường niềm tin của các công ty nước ngoài đầu tư vào một thị trường nhất định. Trung Quốc, UAE, Brazil và Qatar là những thị trường mới nổi duy nhất lọt vào danh sách năm 2022.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới