Kiểm soát tư tưởng trên không gian mạng ở Trung Quốc đã nâng lên một tầm cao mới: cấm khóc nghèo kể khổ. Bằng cách này, chính quyền Bắc Kinh hy vọng tạo ra một không gian mạng đầy ắp sự bình yên, ấm áp và thịnh vượng.
Với người Trung Quốc, năm nay là năm con Thỏ, tượng trưng cho sự trường thọ vì thỏ có nguồn gốc từ cung trăng. Con thỏ biểu tượng cho công lý, hạnh phúc và sự may mắn, phẩm chất con thỏ thông minh, dũng cảm.
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang hoành hành, chưa rõ số liệu tử vong. Nhưng điều tuyệt vời nhất với người Trung Quốc là nhiều năm không thể về quê thăm người thân thì năm nay có thể trở về do chính quyền đã từ bỏ chính sách zero-Covid.
Và con đường về quê tang tóc đã trở thành các bản tin nóng trên khắp các trang mạng xã hội. Khắp mọi ngõ ngách, cư dân mạng chia sẻ tình trạng các khu vực nông thôn thiếu thuốc men, chăm sóc y tế và cả cô đơn do con cháu không kịp về đã khiến nhiều người già tử vong.
Không hài lòng trước không khí đón Tết cổ truyền như vậy, Cục Quản lý Không gian mạng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành lệnh yêu cầu không được “tạo ra tâm trạng u ám” trên không gian mạng. Các hoạt động trên không gian mạng phải tuân thủ lệnh này trong một tháng.
Cục Quản lý Không gian mạng Trung ương đã quyết định khởi động một tháng “Hoạt động đặc biệt giảm thiểu và chấn chỉnh mạng Lễ hội mùa xuân 2023” bắt đầu từ ngày 18/1/2023.
Cụ thể hoạt động chấn chỉnh là này gì?
Hóa ra chính quyền đã chỉ ra mục đích của họ là: “Để tạo trường dư luận trực tuyến Lễ hội mùa xuân vui vẻ và yên bình”.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng dịch bệnh hiện nay đang lan rộng đến các vùng nông thôn rộng lớn ở Trung Quốc, nơi thiếu thuốc men và thiết bị y tế trầm trọng, chính quyền lo ngại người dân thành thị và hàng trăm triệu lao động nhập cư sẽ trở về quê thăm người thân và lan toả sự thật này.
Do đó, một số cư dân mạng cho rằng đây là “hành động bịt miệng đặc biệt năm 2023”.
Văn bản yêu cầu “tạo ra không khí Lễ hội Mùa Xuân” không quên đe doạ khi tuyên bố rằng “chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường cải chính các tin đồn trực tuyến liên quan đến dịch bệnh, điều tra và xử lý việc bịa đặt xu hướng tình hình dịch bệnh trong Lễ hội mùa xuân, bịa đặt chính sách phòng chống dịch bệnh mới nhất, giả mạo công thức bí mật chống virus và bịa đặt trải nghiệm của bệnh nhân để tránh gây hiểu lầm cho công chúng….”.
Văn bản nghiêm cấm hành vi “khóc nghèo kể khổ”, “kiểm soát chặt chẽ việc tung tin đồn thất thiệt như ghi chú về quê, kinh nghiệm về quê… gieo rắc lo lắng, phóng đại mặt tối của xã hội, v.v.”
Văn bản ra đời từ Cục Quản lý không gian mạng Trung ương đã bộc lộ một xã hội Trung Quốc đang khủng hoảng trầm trọng. Người dân không còn tin bất kỳ chính sách hay thông tin nào mà chính quyền muốn họ tin như trước kia. Dường như người Trung Quốc sẵn sàng tin tưởng những thông tin “không chính thống” hơn là tuyên truyền của ĐCSTQ. Ngoài ra, dịch bệnh có thể khủng khiếp hơn nhiều so với những gì chính quyền công bố.
Văn bản ra đời cũng cho thấy sự giả dối và bất lực của chính quyền trung ương Trung Quốc.
Một cư dâng mạng bình luận: “Xem ra tình hình không phải là tốt mà là xấu. Chúng ta phải kiềm chế [kể sự thật], viết mấy dòng về quê cũng phải kiềm chế được. Chúng ta [người Trung Quốc] chỉ nói cười thôi, đừng khóc, thế giới này thật tồi tệ !”
Một số nhân chứng Trung Quốc đã nói chuyện với ấn bản tiếng Trung của The Epoch Times và chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ, nói rằng chính quyền ra lệnh cho các bác sĩ và nhân viên y tế cộng đồng làm sai lệch nguyên nhân cái chết trong giấy chứng tử. Nếu y tế cộng đồng hay bệnh viện viết nguyên nhân tử vong là do Covid-19, người nhà không thể xin giấy chứng tử từ cơ quan an ninh.
Ở Trung Quốc, nếu bệnh nhân tử vong tại nhà, trước hết người nhà phải đến trụ sở xã xin giấy chứng tử, sau đó trình bệnh viện công để đổi lấy giấy chứng tử do bệnh viện cấp. Cảnh sát địa phương sẽ chỉ thừa nhận giấy chứng tử do bệnh viện cấp trước khi họ xóa đăng ký cư trú của người chết. Những bước này là điều kiện cần thiết trước khi thi thể của người quá cố được gửi đến lò hỏa táng.
Ông Cheng Ying (bí danh), một bác sĩ tại Bệnh viện Núi Yên Đài, cũng đưa ra tuyên bố tương tự khi nói chuyện với The Epoch Times ấn bản tiếng Trung vào vào ngày 17/1. “Ngay cả bệnh viện của chúng tôi cũng không có con số chính xác về số ca tử vong vì Covid-19, vì chính phủ không cho phép chúng tôi khai báo họ tử vong vì Covid-19″.
Ông Wang Ling (bí danh), bác sĩ tại một bệnh viện khác ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, hôm 15/1 tiết lộ số ca tử vong vì Covid-19 lớn đến mức hệ thống y tế Sơn Đông đã ra thông báo khẩn cấp về việc cấm các bác sĩ của viện dẫn nguyên nhân tử vong là vì Covid-19.
T.P