Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMột nguyên nhân khiến TQ sẽ tấn công Đài Loan

Một nguyên nhân khiến TQ sẽ tấn công Đài Loan

Ông Philip Davidson, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, từng lo lắng rằng ĐCSTQ có thể phát động các chiến dịch quân sự chống lại Đài Loan vào năm 2027. Tuy nhiên, các học giả chính sách đối ngoại người Mỹ Hal Brands và Michael Beckley trong cuốn sách ‘Vùng nguy hiểm; Xung đột sắp xảy ra với Trung Quốc’ đã đưa ra một quan điểm mới, cho rằng cuộc xung đột có thể sẽ xảy ra sớm hơn.

Quân đội Trung Quốc.

Trong con mắt của hai chuyên gia này, trong khi ĐCSTQ tiếp tục trỗi dậy về sức mạnh quân sự thì nó lại đang dần rơi vào quỹ đạo đi xuống về kinh tế và nhân khẩu học. Quan trọng không kém, lập trường cứng rắn của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã khiến thế giới nhận thức được tham vọng của ĐCSTQ và đang chuẩn bị đáp trả. Do đó, cửa sổ thời gian để ĐCSTQ thực hiện các kế hoạch của mình đang nhanh chóng đóng lại.

Ông Landers và ông Beckley chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc đã đạt đỉnh hơn một thập kỷ trước, năng suất của Trung Quốc bị kìm hãm do tác động từ chính sách COVID-19 của chính phủ Trung Quốc, thị trường bất động sản suy giảm và tăng trưởng kinh tế năm 2022 ở mức thấp kỷ lục, những năm phồn vinh của Trung Quốc đã đi qua.

Trong thập kỷ đầu tiên nắm quyền của ông Tập Cận Bình, ông đã thể hiện rõ ràng rằng ông đặt hệ tư tưởng lên trên thị trường. Ông được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 10 và đội ngũ lãnh đạo mới của ông Tập có ít kinh nghiệm kinh tế và bị thị trường tài chính đón nhận một cách lạnh nhạt.

Trong khi đó, những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc còn trầm trọng hơn do di sản nhân khẩu học của chính sách một con khiến đất nước có dân số già, lực lượng lao động bị thu hẹp nhanh chóng và tiền lương hưu tăng vọt.

Năm ngoái, dân số Trung Quốc lần đầu tiên giảm kể từ năm 1961 và lực lượng lao động của nước này đạt đỉnh điểm vào năm 2014 và giảm dần kể từ đó. Điều này càng làm lu mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Ngoài ra, chính sách đối ngoại “Sói chiến” của ông Tập Cận Bình đã gây chấn động thế giới. Kết quả là ĐCSTQ đang phải đối mặt với một môi trường quốc tế ngày càng thù địch. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan đang tích cực tăng cường khả năng quân sự của họ, và sự hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng đã được tăng cường thông qua các cuộc đàm phán “bộ tứ” đang được hồi sinh. Các nước châu Âu cũng đang phản ứng, Anh và Đức đã tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lo lắng và cơ hội là một ly cocktail chết người, hai chuyên gia nhắc nhở. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ rằng họ cần phải hành động nhanh chóng trước khi đất nước này rơi vào suy thoái toàn diện.

“Các cường quốc từng trỗi dậy có xu hướng trở nên hiếu chiến nhất khi của cải của họ giảm đi, kẻ thù của họ nhân lên và họ nhận ra rằng giờ đây họ phải chiến đấu vì vinh quang nếu không cơ hội sẽ bị bỏ lỡ mãi mãi”, các tác giả lưu ý. “Một số cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử không phải do các cường quốc đang lên tiến hành mà là do các quốc gia đã đạt đến đỉnh cao và bắt đầu suy tàn thực hiện bao gồm Đức vào năm 1914, Nhật Bản vào cuối những năm 1930, và tất nhiên là Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm 2022”.

Cuốn sách nhấn mạnh rằng với sự chú ý của thế giới tập trung vào cuộc chiến Nga-Ukraine, ĐCSTQ có thể cảm thấy rằng đã đến lúc phải hành động. Đội ngũ mới dưới quyền của ông Tập đã tỏ rõ sự mạo hiểm này. Giờ đây, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng được tạo thành từ những người trung thành ủng hộ ông Tập Cận Bình có thể sẽ có ít chỗ cho tranh luận và bất đồng quan điểm hơn ngay cả đối với các quyết định chiến lược quan trọng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới