Wednesday, December 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ lại bị … ném bùn

TQ lại bị … ném bùn

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Quốc phòng Australia-Pháp lần thứ hai vừa được tổ chức tại Paris. Điểm nhấn quan trọng của Hội nghị là, phản đối chính quyền Bắc Kinh liên tiếp có những hành động bắt nạt, gây bất ổn trong khu vực, bao gồm cả việc quân sự hóa khu vực đang có tranh chấp.

Theo các chuyên gia, quan hệ giữa Australia và Pháp đã bước qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao.

Ngày 29/1, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Quốc phòng Australia-Pháp đã hoàn tất các chương trình đề ra. Sau Hội nghị, Tuyên bố chung khẳng định nỗ lực của hai bên trong việc “làm mới” quan hệ song phương. Từ đây tiếp tục đưa quan hệ hai nước phát triển, tăng cường hợp tác về các lĩnh vực quốc phòng-an ninh, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển văn hóa-giáo dục.

Trong quan hệ song phương, hai nước cam kết thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực không gian, xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng và bố trí lực lượng tham gia cuộc tập trận quốc phòng đa phương ở mỗi nước trong năm 2023.

Hai nước cũng cam kết đẩy mạnh hợp tác ở khu vực Thái Bình Dương. Cụ thể sẽ tăng cường phối hợp trong chuỗi cung ứng an ninh, an ninh-an toàn hàng hải, biến đổi khí hậu và cùng hợp tác chống lại nạn đánh bắt cá trái phép, hoạt động tội phạm trên biển trong lúc thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Australia và Pháp cũng tái khẳng định cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt.

Dành nhiều sự quan tâm thảo luận và nêu các giải pháp về vấn đề Biển Đông, Australia và Pháp cực lực phản đối các hành động của Trung Quốc, bắt nạt, gây bất ổn trong khu vực, bao gồm cả việc quân sự hóa khu vực đang có tranh chấp. Chính quyền hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ủng hộ các quốc gia thực hiện các quyền và tự do ở Biển Đông, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, bao gồm quyền tự do đi lại trên biển và trên không.

Australia và Pháp vạch trần âm mưu và hành động của Trung Quốc ngăn cản hoạt động tự do trên Biển Đông cũng như ngăn cản các hoạt động kinh tế ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; phản đối việc Trung Quốc hay bất kỳ nước nào sử dụng các biện pháp ép buộc để tăng cường tuyên bố chủ quyền của họ ở khu vực này.

Hai nước cũng khẳng định sẽ tiếp tục triển khai lực lượng và qua lại ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như quy định trong luật pháp quốc tế.

Những nội dung mà Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng Australia và Pháp đạt được sự nhất trí cho thấy, quan hệ giữa hai nước đã bước sang giai đoạn mới, lòng tin được củng cố và tập trung vào đẩy mạnh hợp tác. Việc hợp tác có hiệu quả giữa hai nước, nhất là ở khu vực Nam Thái Bình Dương mang lại lợi ích lâu dài và chiến lược đối với mỗi bên.

Không chỉ ở Hội nghị này, trong mấy năm qua, chính quyền Canbera thường xuyên lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam và tuyên bố của Bắc Kinh về việc lập các “quận hành chính mới”, tôn tạo các đảo, đá và gia tăng quân sự ở các khu vực đang có tranh chấp.

Australia khẳng định: “Rất quan tâm đến sự ổn định của tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông, cũng như các quy tắc và luật lệ chi phối nó. Đồng thời, kêu gọi các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và bảo vệ tự do hàng hải, hàng không”.

Đó là tuyên bố về ngoại giao. Còn trên thực địa, khu trục hạm HMAS Parramatta của hải quân Australia đã tham gia diễn tập cùng các chiến hạm Mỹ là USS Barry, USS America và USS Bunker Hill khi đi qua Biển Đông.

Tóm lại, không một quốc gia nào chấp nhận một Trung Quốc luôn thù địch, mưu toan kiểm soát tuyến đường biển chiến lược này. Việc bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực là điều mà cả thế giới đều nhận thấy rất cần thiết.

Các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông dù lớn hơn nhỏ đều phải hành xử theo luật pháp quốc tế, đưa ra các tuyên bố chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế, phải thượng tôn pháp luật và không được dùng thế của nước lớn để áp chế nước nhỏ. Cần tiến hành các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông, bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Hội nghị cũng thống nhất đề nghị các quốc gia cùng quan tâm bảo vệ an ninh, trật tự, tự do hàng hải trên Biển Đông. Hoan nghênh chính quyền Washington đã lên tiếng chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc, nhấn mạnh đó là hành vi bất hợp pháp, gây hại cho các nước trong khu vực. Việc quân đội Mỹ tiến hành các cuộc tập trận trên Biển Đông là nhằm thể hiện một tín hiệu rõ ràng đối với các đối tác và đồng minh: Mỹ cam kết bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.

Kết quả của Hội nghị Paris đầu năm là một tín hiệu tốt lành góp phần hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông.

Trung Quốc lại một lần nữa bị ném bùn tại một hội nghị tưởng chẳng mấy liên quan đến nước này (!).

Hãy chờ xem Trung Nam Hải phản ứng ra sao?

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới