Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Tào Tháo đa nghi”

“Tào Tháo đa nghi”

Ngày 3/2, bên lề Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 32 (ACC) tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở Thủ đô Jakarta, Indonesia, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique A. Manalo.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trong cuộc gặp người đồng cấp Philippines Enrique A. Manalo ngày 3/2.

Những cuộc gặp “bên lề” một sự kiện chính vẫn là điều thường có trong hoạt động ngoại giao. Chẳng phải một cuộc, mà có thể nhiều hơn, thậm chí tới hàng chục, nếu sự kiện chính có đại diện nhiều nước. Công việc đã đành, bên cạnh đó, nó là cái cớ để có cơ hội thể hiện sự thịnh tình và khẳng định sự coi trọng.

Cuộc gặp của hai nhân vật đứng đầu cơ quan ngoại giao Việt Nam và Philippines ngày 3/2 vừa qua có thể giải thích như thế. Thịnh tình thì đã hẳn. Việt Nam và Philippines là hai nước láng giềng. Còn hơn láng giềng, trong các ASEAN, trừ Lào và Campuchia có thâm tình đặc biệt, việc duy nhất Việt Nam là đối tác chiến lược của Philippines nói lên thật nhiều điều.

Liên quan câu chuyện Biển Đông, vẻ như trong ASEAN, hai đối tác chiến lược của nhau này gần gũi, dễ chia sẻ nhất, cũng như trong thực tế, dù không nói ra, nhưng vô cùng khó chịu với Trung Quốc. Sự khó chịu có lý do của nó.

Vấn đề Biển Đông, ai cũng biết là liên quan “5 nước 6 bên”, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan. Với những gì đã diễn ra gần đây, trong thực tế, có thể phải tính thêm Indonesia bởi quốc gia này gần đây thường bị Trung Quốc gây hấn tại khu vực vùng biển quần đảo Natuna mà Jakarta hiện kiểm soát và triển khai các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

Cũng phản ứng, nhưng với những gì đã diễn ra, trong con mắt Bắc Kinh, Indonesia và Malaysia còn “chấp nhận được”. Còn Việt Nam và Philippines như “hai cái gai” khó chịu bởi sự chống đối ra mặt và phản ứng quyết liệt yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Thậm chí Manila còn xuống tay cái “đòn” Việt Nam từng nhiều lần “đe” nhưng chưa làm (vì những tính toán riêng): kiện Trung Quốc ra Tòa trong tài quốc tế (PCA) về vấn đề Biển Đông, và từng thắng kiện vào năm 2016.

Tiếc là sau đó, trong nhiệm kỳ của ông Duterte, Philippines lại gác Phán quyết với phần thắng cho mình. Họ thực hiện lối ngoại giao “đu dây” đầy rủi ro, nguy hiểm giữa Washington và Bắc Kinh, để rồi cuối nhiệm kỳ, ông Duterte mới như hối hận và có những động thái “dứt tình” với Bắc Kinh – như tuyên bố hủy thỏa thuận khai thác chung về năng lượng với lý do là “vi hiến”?

Trở lại cuộc gặp “bên lề” ACC vừa qua giữa ông Bùi Thanh Sơn và ông Enrique A. Manalo, theo cách đưa thông tin của cơ quan ngoại giao và truyền thông hai nước, điểm nhấn là bàn những các công việc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos trong năm 2023 (sự kiện mà trước đó, báo chí Việt Nam đã loan tin nhiều nhiều), Những vấn đề khác coi như “râu ria”.

Thậm chí vấn đề Biển Đông gai góc, nóng sốt cũng chỉ được thể hiện như một cái “gạch đầu dòng” cuối cùng: “hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông cũng như giải quyết các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982; phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác trong việc thực hiện hiệu quả DOC và thúc đẩy sớm đạt COC hiệu quả và thực chất”. Tuy nhiên, dù vậy, cánh báo chí lọc lõi chỉ tin rằng: Biển Đông – đó mới mới là nội dung mà hai ông quan đầu bộ ngoại giao quan tâm và “thì thào” nhiều nhất.

Dù vậy, đây mới chỉ là câu chuyện bên bàn trà của thuộc cấp. Còn rồi thì là cụ thể, chi tiết, tầm mức tới đâu – việc đó hẳn phải chờ tới chuyến công du của ông tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos tới Việt Nam mà cả Hà Nội lẫn Manila cùng đang sốt ruột.

Cho dù đầu tháng 1 năm nay, chuyến công du đầu tiên trong cương vị tổng thống của ông Marcos Jr là tới Trung Quốc. Đồng thời, như để lấy lòng ông Tập Cận Bình, hơn sáu tháng đầu nhiệm kỳ, người đàn ông quyền lực số một Philippines này liên tục gọi Trung Quốc là “đối tác mạnh nhất”, của Philippines.

Có điều, với Bắc Kinh, dư luận cho rằng, thế vẫn là chưa đủ, còn muốn và chỉ muốn Manila phải nhiệt thành hơn nữa trong lời nói và hành động, tỷ như đừng có những động thái gần gũi trở lại với Washington như trong hai năm cuối nhiệm kỳ của ông Duterte chẳng hạn.

Và trong cái sự chưa đủ đó, rất có thể Bắc Kinh cũng không muốn chứng kiến những cái nắm tay nồng nhiệt, thân tình và tin tưởng giữa ông Marcos Jr và những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Là bởi, lòng dạ hẹp hòi cùng thói “đa nghi như Tào Tháo”, Trung Nam Hải sợ rằng trong các cuộc gặp, Hà Nội và Manila sẽ gật đầu với nhau nhằm hợp lực chống lại âm mưu thôn tính Biển Đông của Trung Quốc.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới