Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ yêu cầu trao trả mảnh vỡ khí cầu, Mỹ bác bỏ

TQ yêu cầu trao trả mảnh vỡ khí cầu, Mỹ bác bỏ

Ngày 6/2 Mỹ đã khởi động sứ mệnh tìm kiếm dưới nước nhằm thu thập các mảnh vỡ, thiết bị “khí cầu do thám” Trung Quốc bị máy bay F-22 bắn hạ chiều 4/2, đồng thời tuyên bố không định trả lại cho Trung Quốc.

Vụ khủng hoảng “khí cầu do thám” đang khiến quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu đi nghiêm trọng.

Chiều ngày 7/2, bà Mao Ninh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh. Một phóng viên đặt câu hỏi: “Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby hôm qua cho biết không có kế hoạch trả lại các mảnh vỡ và thiết bị của khinh khí cầu cho Trung Quốc. Xin hỏi, phía Trung Quốc có yêu cầu hoặc dự định đưa ra yêu cầu liên quan hay không? Bà Mao Ninh nói: “Quả khinh khí cầu này không thuộc về Mỹ. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Ngày 6/2, Đại tướng Không quân Glen Van Herck, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) và Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền Bắc Mỹ tuyên bố: “Mỹ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa mức tối đa” để ngăn chặn khí cầu do thám Trung Quốc thu thập tình báo khi bay qua Mỹ. Ông cũng nói rằng việc thu thập khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị bắn rơi đang được triển khai, khí cầu này cũng tạo cơ hội cho phía Mỹ thu thập thông tin tình báo.

Tướng Van Herck từ chối cung cấp chi tiết nào về cách làm của Mỹ, bao gồm cả các biện pháp do Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ thực hiện. Nhưng ông nói: “Điều tôi sẽ nói với các bạn là chúng tôi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối đa để ngăn chặn bất kỳ hoạt động thu thập thông tin tình báo nào. Tôi đã phối hợp chặt chẽ với người chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Các thông tin phản gián được cung cấp để cho phép chúng tôi sử dụng biện pháp bảo vệ ở mức tối đa khi khinh khí cầu bay ngang khắp nước Mỹ.”

Ông Van Herck nói Hải quân đang thực hiện các biện pháp bảo vệ trong quá trình thu thập các thiết bị để đề phòng khí cầu có mang chất nổ.

Ông nói một số mảnh vỡ có thể đã trôi dạt vào bờ và cảnh báo công chúng không nên cố gắng thu thập nó. Nhà Trắng cho biết ngay cả sau khi điều tra, Mỹ cũng không có kế hoạch trả lại các mảnh vỡ khinh khí cầu cho Trung Quốc.

Tướng Van Herck cho biết bản thân khinh khí cầu cao tới 200 feet và các cảm biến , thiết bị tải trọng bên dưới khinh khí cầu có kích thước lớn tương đương một chiếc máy bay chở khách. Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby trước đó cho biết khinh khí cầu có cánh quạt và bánh lái có thể thay đổi hướng đi và tăng, giảm tốc độ và chuyển hướng, nhưng chủ yếu dựa vào sức gió, khả năng cơ động hạn chế.

Van Herck nói quân đội sau khi tham khảo ý kiến ​​của NASA, đã quyết định bắn hạ quả khí cầu cách bờ 6 dặm Anh. NASA ước tính diện tích khu vực mảnh vụn rơi xuống dựa trên chiều cao của khinh khí cầu.

Hải quân Mỹ cũng đang sử dụng một phương tiện không người lái dưới nước để chụp ảnh và truy tìm các mảnh vỡ. Theo các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, do biển động thứ Hai (6/2) là ngày đầu tiên phương tiện không người lái có thể được sử dụng.

Các quan chức quốc phòng cho biết chuyến bay của khinh khí cầu đã chấm dứt vào lúc 14h39’ chiều Thứ Bảy theo giờ Bờ Đông khi một máy bay chiến đấu F-22 bắn một tên lửa vào khinh khí cầu, xuyên qua nó khi nó cách bờ biển Myrtle Beach,Nam Carolina khoảng 6 hải lý.

Các mảnh vỡ rơi xuống khu vực biển sâu 47 feet, nông hơn so với dự kiến ​​của các quan chức và trải rộng trên một khu vực có đường kính khoảng 7 dặm. Các quan chức ước tính rằng hoạt động thu thập có thể được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn chứ không cần đến vài tuần.

Một quan chức Mỹ cho biết những người tham gia vào chiến dịch trục vớt cho biết họ dự định bàn giao các mảnh vỡ từ khí cầu bị bắn rơi cho phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico, Virginia để phân tích thêm. Quan chức này không được ủy quyền bàn luận công khai về vấn đề này và yêu cầu giấu tên.

Trung Quốc tuyên bố khinh khí cầu này có “tính chất dân sự” được sử dụng cho “nghiên cứu khí tượng và khoa học khác” và “đã đi chệch khỏi lộ trình dự định và đi lạc vào không phận Mỹ”. Trung Quốc cũng lên án “Mỹ cố tình sử dụng vũ lực, rõ ràng là phản ứng thái quá, vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế.”

Các quan chức quốc phòng Mỹ trong cuộc họp báo cho biết Mỹ có thể thu thập thông tin tình báo từ khinh khí cầu khi nó bay qua. Quân đội kết luận rằng công nghệ trên khinh khí cầu không cho phép Trung Quốc thu được nhiều thông tin hơn những gì vệ tinh đã có thể cung cấp, nhưng dù sao thì Mỹ cũng đã thực hiện các bước để giảm lượng thông tin mà khinh khí cầu có thể thu thập được khi đang bay.

Tướng Van Herck nói với các phóng viên rằng Mỹ một mặt đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn khinh khí cầu thu thập thông tin tình báo, mặt khác, họ cũng đã sử dụng khinh khí cầu này để thu thập thông tin tình báo mà Mỹ cần.

Theo trang truyền thông Mỹ Gateway Pundit ngày 6/2, chính quyền Biden hôm 4/2 đã thừa nhận một khinh khí cầu do thám Trung Quốc đi qua lục địa Mỹ được phát hiện lần đầu tiên ở Alaska vào ngày 28/1. Khinh khí cầu bay từ Alaska đến Canada rồi đến lục địa Mỹ, bay vào vùng Idaho-Montana vào thứ Ba (31/1) và đi khắp Mỹ trong bốn ngày tiếp theo. Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị bắn hạ sau khi nó rời lãnh thổ Bắc Carolina của Mỹ và bị bắn hạ sau khi thu thập tất cả dữ liệu cho Trung Quốc.

Trang Gateway Pundit đã phát hiện một loạt các căn cứ quân sự trên đường đi của khinh khí cầu khi nó bay qua nước Mỹ. Danh sách các căn cứ này bao gồm:

Căn cứ Không quân Malstrom, Montana – nơi đóng của Liên đội Quân sự 341

Căn cứ không quân Ellsworth, Nam Dakota – Trụ sở của Liên đội máy bay ném bom số 28

Căn cứ Không quân Joe Foss Lực lượng Vệ binh Quốc gia, Nam Dakota – Căn cứ của Liên đội máy bay chiến đấu số 114

Căn cứ Gader của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, thành phố Sioux, Iowa

Trụ sở Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, Căn cứ Không quân Offutt, Nebraska

Doanh trại quân đội Ashland, Nebraska

Doanh trại Đội Vệ binh Quốc gia Lincoln, Nebraska

Căn cứ máy bay ném bom chiến lược B52 Whiteman, Missouri

Căn cứ Huấn luyện Lục quân Fort Leonard Wood, Missouri

Phòng Nhân sự Quân đội St. Louis, Missouri

Trụ sở Bộ Tư lệnh Cơ động trên không, Căn cứ Không quân Scott, Illinois

Căn cứ Screaming Eagle, Sư đoàn Dù 101, Pháo đài Campbell, Tennessee

Doanh trại Không quân Vệ binh Quốc gia Nashville, Tennessee

Căn cứ Không quân Vệ binh quốc gia Smyrna, Tennessee

Doanh trại quân đội Houston, Tennessee

Căn cứ Không quân Vệ binh Quốc gia McGhee Tyson, Tennessee

Bộ chỉ huy cơ động trên không, Căn cứ không quân Pope, Bắc Carolina

Fort Bragg, Bắc Carolina – một trong những căn cứ quân sự lớn nhất thế giới

Căn cứ Không quân Lực lượng Bảo vệ bờ biển New River, Bắc Carolina

Trại huấn luyện quân sự Lejeune, Bắc Carolina

Doanh trại Fort Macon của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ

Theo Gateway Pundit, đây là một sự đe dọa an ninh quốc gia chưa từng có đối với nước Mỹ.

Hôm thứ Hai 6/2, các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện nói họ sẽ tuyên bố một cuộc điều tra về “hành vi sỉ nhục quốc gia” này của chính quyền Joe Biden.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới