Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVì sao TQ muốn Mỹ trả lại khí cầu

Vì sao TQ muốn Mỹ trả lại khí cầu

Bắc Kinh bày tỏ mong muốn chính quyền của Tổng thống Joe Biden trả lại xác khinh khí cầu mà quân đội Mỹ bắn rơi ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Mỹ hôm 4/2.

Hải quân Mỹ vớt xác khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi Ảnh: AP

Tại một cuộc họp báo hôm 7/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning được hỏi liệu Bắc Kinh có yêu cầu trả lại xác khinh khí cầu hay không. “Thiết bị này không thuộc về Mỹ, mà thuộc về Trung Quốc”, bà Mao nói. Tuyên bố được đưa ra ba ngày sau khi một máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ khinh khí cầu – mà các quan chức Mỹ cáo buộc là khí cầu do thám – ngoài khơi bờ biển bang Nam Carolina.

Phía Trung Quốc khẳng định đây là một khí cầu dân sự, vô tình đi vào không phận Mỹ sau khi bị thổi bay. Bà Mao cho rằng một số chính trị gia và cơ quan truyền thông Mỹ đã thổi phồng vụ việc để công kích Trung Quốc. Theo bà, Chính phủ Mỹ đã không “bình tĩnh và chuyên nghiệp”, thay vào đó lại phản ứng thái quá trước một sự cố không gây ra mối đe dọa an ninh và không gây nguy hiểm cho bất kỳ người Mỹ nào.

Sự xuất hiện của khinh khí cầu Trung Quốc trong không phận Mỹ gây ra đợt ồn ào chính trị ở Washington, dẫn tới việc Ngoại trưởng Antony Blinken hoãn chuyến thăm Bắc Kinh mà hai bên đều hy vọng sẽ giúp quan hệ song phương được cải thiện.

Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines suy đoán rằng các quan chức Trung Quốc đã điều khinh khí cầu qua Bắc Mỹ để thăm dò phản ứng của Washington. “Đây thực chất là một khinh khí cầu thử nghiệm của người Trung Quốc”, ông Daines nói với Fox News. Ông cho rằng Tổng thống Joe Biden đã “thiếu quyết đoán”, thể hiện sự yếu kém. “Đó chính xác là những gì người Trung Quốc muốn thấy”.

Mỹ cung cấp thông tin khí cầu cho 40 nước

Mỹ đã tổ chức họp cung cấp thông tin tại Washington và Bắc Kinh cho các nhà ngoại giao từ 40 quốc gia về vụ khinh khí cầu Trung Quốc đi vào không phận Mỹ, các nhà ngoại giao cho biết.

Ngày 6/2, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman chủ trì cuộc họp cung cấp thông tin cho gần 150 cán bộ ngoại giao từ 40 đại sứ quán nước ngoài, một quan chức Mỹ cho biết. Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Mỹ cũng mời các nhà ngoại giao nước ngoài đến tìm hiểu những phát hiện của Mỹ về khinh khí cầu. “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng chúng tôi chia sẻ nhiều nhất có thể với các quốc gia trên khắp thế giới, khi họ có thể cũng nghi ngờ về hoạt động này”, vị quan chức Mỹ nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ còn gửi thông tin đến cơ quan đại diện ngoại giao của họ trên khắp thế giới để chia sẻ với các đồng minh và đối tác, vị quan chức cho biết. Các nhà ngoại giao tiết lộ, trong cuộc họp ở Bắc Kinh, phía Mỹ đưa ra thông tin để khẳng định vật thể mà họ bắn rơi không phải khí cầu nghiên cứu thời tiết như Bắc Kinh nói, mà phục vụ mục đích do thám. Washington khẳng định khinh khí cầu đó là do quân đội Trung Quốc quản lý.

Theo các nhà ngoại giao dự cuộc họp ở Bắc Kinh, phía Mỹ nói rằng các tấm pin mặt trời gắn trên khinh khí cầu cho thấy nó cần nhiều năng lượng hơn khí cầu thời tiết, và đường di chuyển của nó không liên quan đến hướng gió tự nhiên. Giới chức Mỹ cũng tuyên bố khí cầu được gắn bánh lái, cánh quạt.

“Dựa trên thông tin từ phía Mỹ, cùng những hiểu biết của chúng tôi về các loại khí cầu và việc Trung Quốc từ chối nêu tên công ty hay tổ chức sở hữu khí cầu đó, chúng tôi cho rằng khó có thể tin đó là khí cầu thời tiết dân sự”, một nhà ngoại giao châu Á tại Bắc Kinh nói với Reuters.

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc có một đội khinh khí cầu quân sự. Khinh khí cầu thuộc lực lượng này cũng đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Theo bài viết trên Washington Post, dù các nhà phân tích vẫn chưa biết quy mô đội khí cầu đó, nhưng một quan chức Mỹ nói rằng đã có hàng tá khí cầu như vậy được thả từ năm 2018. Vị quan chức Mỹ cho rằng những khí cầu đó sử dụng công nghệ do một công ty tư nhân của Trung Quốc cung cấp.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới