Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, Liên xô đã hết lòng giúp đỡ để Trung Hoa xây dựng đất nước với mong muốn để phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh. Đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, các nhà máy chế tạo như ô tô, pháo, xe bọc thép, xe tăng và máy bay đều được Liên Xô chuyên giao cho Trung Hoa.
Khi quan hệ Trung-Xô bất hòa và căng thẳng, Trung Quốc không còn nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô. Vì là nước Xã hội chủ nghĩa nên Trung Quốc cũng không thể được các nước Tư bản giúp đỡ. Trong nhiều năm nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc bị đình trệ.
Liên Xô tan vỡ, Nga-Trung quan hệ thân thiện hơn. Nga bán cho Trung Quốc nhiều loại vũ hí hiện đại, nhưng không phải thứ gì Trung Quốc muốn Nga cũng bán.
Trong khi đó, Ukraina vốn là trung tâm công nghiệp quốc phòng của Liên Xô trước đây, sản xuất từ xe tăng, tên lửa, máy bay, tàu chiến kể cả tàu sân bay. Vì vậy Trung Quốc nhanh chóng chớp thời cơ khi Ukraina đang khó khăn về kinh tế sẵn sàng bán cho Trung Quốc các loại vũ khí mà Trung Quốc không thể mua được từ Nga, mà lại mua với giá rẻ.
Trung Quốc đã mua chiếc tàu sân bay mà Ukraina đang đóng giờ từ thời Liên Xô để làm thành chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh. Tiếp đó Trung Quốc mua từ Ukraina máy bay chiến đấu Su-33, các động cơ dùng cho máy bay huấn luyện, các tàu khu trục, xe tăng và máy bay vận tải.
Các nhà quân sự phương Tây còn cho rằng Ukraina cũng đã cung cấp các hệ thống và kiểm soát, cùng các công nghệ khác dùng cho tên lửa.
Việc nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockolm (SIPRI), Thụy Điển, dựa trên những con số thu thập trong thập kỷ vừa qua đã cho rằng Trung Quốc mỗi năm chi ít nhất 70 triệu – 80 triệu USD để mua thiết bị quân sự từ Ukraina. Trung Quốc và Ukraina đã ký các chương trình dài hạn gồm thỏa thuận trị giá 317 – 319 triệu USD để mua các phương tiện tấn công đổ bộ, 380 triệu USD để mua các phương tiện tấn công đổ bộ, 380 triệu USD mua các động cơ phản lực dành cho máy bay huấn luyện chiến đấu JL-10 của Trung Quốc. Một thương vụ quan trọng nữa là 30 tua-bin gas dành cho 15 tàu khu trục Type-052D và có thể cải tiến để trang bị cho các tàu hiện đại hơn.
Không chỉ mua vũ khí, thiết bị mà Trung Quốc còn được Ukraina chuyển giao công nghệ để tự sản xuất, giảm dần việc mua vũ khí, thiết bị của Ukraina và cả của Nga. Cũng chính nhờ thế Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển năng lực thiết kế và sản xuất của mình.
Để giúp các kỹ sư Trung Quốc nắm bắt khoa học công nghệ, Trung Quốc còn mời, lôi kéo các kỹ sư Ukraina đến Trung Quốc làm việc. Nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên Ukraina đã đến Trung Quốc làm việc với tư cách cá nhân.
Gần đây, ông Yuriy Semenov chuyên gia số một về kỹ thuật biển của Ukraina đã chuyển đến làm việc cho một trong những trường đại học nghiên cứu quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc.
Hiện nay, quan hệ Trung Quốc-Ukraina không còn tốt đẹp như trước, thậm chí có bất hòa từ sau cuộc chiến Nga-Ukraina, nhưng cũng là lúc Trung Quốc không còn phụ thuộc nhiều vào vũ khí và công nghệ của Ukraina.
H.B