Suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Mỹ luôn là cường quốc số một thế giới cả về kinh tế và quân sự. Về kinh tế, sau Mỹ, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong nhiều năm Nhật Bản ít đầu tư vào quân sự, lại có căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản bảo đảm an ninh để Nhật Bản tập trung phát triển kinh tế. Về quân sự, Liên Xô là cường quốc ngang ngửa với Mỹ. Trung Quốc trước năm 80 của thế kỷ XX vẫn còn yếu về kinh tế lẫn quân sự.
Khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, thế giới trở thành đơn cực, Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu chi phối toàn bộ cả chính trị, kinh tế và quân sự của thế giới.
Nước Nga suy giảm cả kinh tế lẫn quân sự. Đặc biệt khi Ukraina trở thành quốc gia độc lập đã có cả nền công nghiệp quốc phòng chủ yếu của Liên Xô. Mỹ cho rằng với thực trạng như vậy, nước Nga cũng sẽ mất vai trò cường quốc quân sự. Mỹ bắt đầu thay Nga can thiệp vào Afganistan, cùng các đồng minh tấn công Irac và can thiệp vào Syria. Với các hành động như vậy nước Mỹ khẳng định vai trò số 1 về quân sự.
Nhưng khi Nga cũng trực tiếp cạn thiệp quân sự, ủng hộ chính phủ Syria đã làm cho Mỹ nhận ra rằng Nga thực sự vẫn là cường quốc quân sự.
Cũng thời gian này, Trung Quốc sau vài thập kỷ cải cách mở cửa đã vươn lên là nền kinh tế thứ 2 thế giới. Đồng thời với tiềm lực kinh tế, Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào quân sự đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân, không quân và tên lửa, một số loại vũ khí đã ngang ngửa với cả Mỹ và Nga.
Trong nhiều năm, Trung Quốc tập trung vào phát triển kinh tế và quân sự, nhưng không tham gia, không can thiệp vào các cuộc chiến tranh khu vực nên càng cs điều kiện phát triển.
Mỹ đứng trước khả năng khó giữ được ngôi vị số 1 thế giới và quân sự trước nước Nga và ngôi vị số 1 thế giới về kinh tế trước Trung Quốc.
Vì thế khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraina bùng nổ, Mỹ cho rằng đây là thời cơ để làm cho nước Nga suy yếu, đặc biệt là suy yếu về quân sự. Nước Nga gần như đơn thương trong cuộc chiến này, còn Mỹ lại tập hợp được các đồng minh NATO tham gia cuộc chiến chống lại nước Nga.
Điều làm Mỹ lo ngại nhất là thái độ của Trung Quốc. Mỹ tìm mọi cách để cản trở không cho Trung Quốc hỗ trợ Nga về kinh tế và quân sự.
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua quan hệ Trung-Nga ngày càng thân thiện. Nga không cạnh tranh với Trung Quốc về kinh tế, Nga vẫn là cường quốc về quân sự, nhất là cường quốc về hạt nhân. Hơn nữa Nga và Trung Quốc lại là hai nước láng giềng có thể ảnh hưởng lẫn nhau về an ninh.
Vì vậy Trung Quốc vẫn chọn Nga, ủng hộ Nga thoát khỏi vòng trừng phạt về kinh tế của Mỹ và đồng minh. Hiện nay, Mỹ tìm cách ngăn chặn để Trung Quốc không ủng hộ Nga về quân sự trong cuộc chiến ở Ukraina.
Sau Bộ trưởng Ngoại giao, sắp tới ông Tập Cận Bình sẽ thăm Nga, củng cố quan hệ Nga-Trung đang làm cho Mỹ hết sức lo ngại. Nếu Nga-Trung trở thành liên minh thì chắc chắn Mỹ sẽ mất ngôi vị số 1 thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự.
H.B