Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnVài nét về hiệp ước START

Vài nét về hiệp ước START

Năm 2010 hiệp ước START đã được tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký kết tại Praha, nó có hiệu lực vào năm 2011. Hiệp ước này có hiệu lực trong 10 năm, sau đó nó có thể được ra hạn thêm 5 năm nữa, điều mà Moscow và Washington đã làm vào tháng 2 năm 2021 và như vậy START sẽ hết hạn vào năm 2026.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga ký hiệp ước START

Sau đó sẽ được thay thế bằng một hiệp ước mới, cho đến nay hiệp ước START là thỏa thuận kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa Nga và Mỹ, theo hiệp ước này các bên sẽ giảm số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm bệ phóng và đầu đạn, máy bay ném bom hạng nặng và số lượng vũ khí hạt nhân mà chúng có thể mang theo.

Theo START một Ủy ban tư vấn song phương đang được thành lập, các cuộc kiểm tra lẫn nhau đang diễn ra tại các căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm và căn cứ không quân và trong Điều 14 khoản 3 của hiệp ước này quy định rằng, một trong các bên có thể rút khỏi hiệp ước, nếu như các trường hợp ngoại lệ liên quan đến nội dung của hiệp ước này gây nguy hiểm cho lợi ích tối cao của mình, họ phải thông báo cho bên kia về quyết định của mình, 3 tháng sau đó hiệp ước này sẽ hết hiệu lực. Nếu Nga thực hiện việc rút khỏi hiệp ước, vấn đề thủ tục là không quá phức tạp, đọc về hiệp ước này thì chúng ta có thể thấy rằng, nó là sự ràng buộc giữa Mỹ và Nga về vấn đề vũ khí chiến lược có trang bị năng lực hạt nhân. Nếu như Nga rút khỏi hiệp ước này, tức là họ sẽ không chịu bất kỳ một sự ràng buộc nào, trong việc phát triển và sử dụng vũ khí chiến lược có trang bị hạt nhân, đứng về mặt pháp lý mà nói Nga có quyền rút khỏi hiệp ước và nó hoàn toàn hợp pháp, vì phía Mỹ cùng với các nước phương Tây đang trang bị vũ khí chiến lược cho Ukraina để tấn công nước Nga.

Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý điểm này Tổng thống Nga Putin đang dành cho phương Tây, đặc biệt là Mỹ một sự kiên nhẫn cuối cùng, đó là ông dùng từ “đình chỉ tham gia” chứ chưa phải là rút khỏi hoàn toàn hiệp ước này. Điều đó cho thấy các bên vẫn còn cơ hội tái tham gia vào hiệp ước, tức là Nga vẫn dành cho Mỹ và phương Tây quyền quyết định, hành động của Nga như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của phương Tây.

Quả bóng trách nhiệm đã được đá cho phương Tây, đối với Nga mà nói do ngừng tham gia START nên nước này có thể gia tăng số lượng đầu đạn, tức là nếu như phương Tây tiếp tục đe dọa an ninh của Nga, Nga sẽ bước qua giới hạn cuối cùng để bảo vệ mình. Bây giờ đây, phương Tây buộc phải cân nhắc xem có nên tiếp tục bơm vũ khí vào Ukraina để nước này tấn công ai không, nếu như phương Tây bất chấp tuyên bố của tổng thống Nga Putin, Moscow sẽ hoàn toàn thoát khỏi ràng buộc cuối cùng của hiệp ước này. Lúc đó Nga sẽ sử dụng các loại vũ khí chiến lược, có trang bị đầu đạn hạt nhân để đáp trả gay gắt, sự hiếu chiến của phương Tây.

Chúng ta hãy đọc được một dòng cảm nhận từ một cựu quân nhân Mỹ có tên là Nostic Raven, sau khi nghe bài phát biểu của tổng thống Nga Putin, ông viết như sau: “Tôi vừa xem xong bài phát biểu của Tổng thống Putin, đây là điều tôi phải nói tôi đã từng nói, ước gì tôi bắt tay với tổng thống Putin, tôi xin rút lại lời nói đó. Bây giờ đây, tôi ước được ôm Tổng thống Putin như một người anh em. Người dân Nga đã không thể hiểu được họ may mắn như thế nào, khi có ông ấy làm lãnh đạo. Tôi chắc chắn phải điều đó, chỉ khi sống ở Mỹ nơi truyền thông và các nhà lãnh đạo liên tục lừa dối chúng ta, người ta mới có thể thực sự đánh giá cao một nhà lãnh đạo như Tổng thống Putin. Tôi là người Mỹ và tôi yêu đất nước của mình không có nơi nào khác mà tôi muốn được sinh ra, nhưng nếu như có sự lựa chọn thứ hai, đó chắc chắn sẽ là nước Nga. Chúa ban sức mạnh cho nước Nga, chúa phù hộ nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong cuộc đời của chúng ta Tổng thống Putin”. Dòng trạng thái của cựu quân nhân Mỹ đã nói lên hai vấn đề: ông Putin là một người yêu nước và ông ấy xứng đáng được tôn trọng, hơn bao giờ hết người dân Mỹ cũng cần một vị tổng thống như vậy, điều này cho thấy sự bất mãn trong xã hội Mỹ đối với chính quyền tổng thống đương nhiệm đang gia tăng.

Khi ông Putin đóng vai trò là một vai phản diện trong con mắt của truyền thông, người ta mới hiểu ra rằng thế nào là lòng yêu nước, một nhà lãnh đạo thực hiện mọi hành động để bảo vệ an ninh quốc gia bảo vệ người dân và bảo vệ chủ quyền của đất nước không bao giờ chấp nhận đánh đổi quyền tự quyết dân tộc để có được sự thỏa hiệp tạm thời đó là yêu nước.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới