Vào ngày 21 tháng 2, công ty khai thác và gia công đất hiếm tổng hợp duy nhất ở Mỹ đã đạt được thỏa thuận với một công ty thương mại Nhật Bản để bán trực tiếp nguyên liệu đất hiếm cho họ thay vì thông qua các kênh gia công của Trung Quốc.
Trong một tuyên bố chung, công ty MP Materials Corp của Mỹ cho biết thỏa thuận này sẽ “ổn định, củng cố và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng quan trọng đối với ngành sản xuất của Nhật Bản”.
Giáo sư Tạ Điền, tại học viện Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Mỹ cho biết: “Sau khi Hoa Kỳ và Nhật Bản trực tiếp ký một thỏa thuận như vậy, do một thỏa thuận như vậy sẽ rất ổn định ở xã hội phương Tây, nó là một hệ thống cung cấp và tiếp thị dài hạn, về cơ bản cũng có nghĩa là chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ mất một phần rất lớn trong sản xuất đất hiếm”.
Nhật Bản đã phải chịu sự phụ thuộc quá mức vào đất hiếm của Trung Quốc. Ngay từ năm 2010, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm vận hai tháng đối với các lô hàng đất hiếm đến Nhật Bản do sự cố quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật bản gọi là Sensaku.
Về vấn đề này, Giáo sư Tạ Điền cho rằng: “Vì vậy, sau khi chính quyền Trung Quốc đưa ra lời đe dọa và kêu gào này, trên thực tế đã khiến các quốc gia khác trên thế giới phải nhanh chóng hành động”.
Điều này cũng đã thúc đẩy Mỹ, Canada, Úc và một số quốc gia ở Châu Âu và Châu Phi tăng cường khai thác và tinh luyện tài nguyên đất hiếm.
Giáo sư Tạ Điền cho biết: “Ban đầu, đất hiếm không chỉ thuộc sở hữu của Trung Quốc. Chỉ là Trung Quốc khai thác nó bất kể môi trường nào và không quan tâm có gây ô nhiễm hay không, vì vậy chính quyền Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thế giới. Bây giờ có vẻ như Trung Quốc đang ép buộc các nước trên thế giới tiếp tục đầu tư vào đất hiếm, đầu tư vào những công nghệ mới, bỏ tiền vào phát triển nó.”
Mountain Pass (một cộng đồng chưa hợp nhất ở Hạt San Bernardino, California, Hoa Kỳ), nơi Bộ Quốc phòng Mỹ tham gia đầu tư, đã cung cấp 15% nguồn cung khai thác đất hiếm của thế giới vào năm 2021. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một khoản trợ cấp 35 triệu đô la vào năm ngoái để thúc đẩy sự phát triển của ngành khai khoáng và tránh gây ô nhiễm môi trường.
Giáo sư Tạ Điền nói rằng: “Nếu ông Biden bắt đầu sản xuất quy mô lớn, ông ấy sẽ nhanh chóng phát triển công nghệ mới, thiết bị mới và giảm giá thành. Vào thời điểm đó, Trung Quốc thậm chí có thể không có lợi thế về giá thành. Toàn bộ thông tin này sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc.”
T.P